10 November 2022

0 bình luận

Lồng đèn

10 November 2022

Tác giả: thuc


Lồng đèn

Tên gọi khác: Thù lù lông, Tầm bóp

Tên khoa học: Physalis peruviana L.

Họ: Solanaceae ( Cà)

Công dụng: chữa sốt, ho, sưng họng, phiền nhiệt, nôn, nấc, chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da, người gầy khô, ăn để da thịt mát, tăng cân.

Mô tả

  • Cây thảo, sống hằng năm, cao 60 – 80 cm. Thân hình trụ, phân cành nhiều, phủ lông mềm.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc gần tam giác, gốc bằng hoặc hình tim, đầu nhọn, mép nguyên hoặc có răng nhỏ, hai mặt có lông dày hơn ở mặt dưới.
  • Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu vàng, điểm màu tím ở gốc; đài hình chuông, xẻ đến tận giữa thành 5 răng hình mác nhọn; tràng hợp có ống hình chuông, phủ nhiều lông tơ ở mặt ngoài, 5 thuỳ ngắn; nhị 5, định ở gốc ống tràng, bao phấn màu tím; bầu 2 ô chứa nhiều noãn.
  • Quả mọng, hình cầu, nhẵn, màu vàng, bao te bởi đài hoa tồn tại, hạt hình đĩa, màu vàng,

Phân bố, sinh thái

Chi Physalis L. ở Việt Nam hiện đã biết chắc chắn có 4 loài, trong đó có một loài nhập trồng làm cảnh và 3 loài mọc tự nhiên vốn có. Loài lồng đèn hay còn gọi là thù lù lông trên đây có kích thước lớn nhất trong 4 loài hiện có. Cây phân bố tự nhiên ở một số tỉnh miền núi như Bắc Cạn Ba Bể), Lào Cai (Bắc Hà), Bắc Giang (Hiệp Hoà), Hà Tây cũ (Ba Vì), Lâm Đồng (Đà Lạt),…

Lồng đèn thuộc loại cây thảo ưa ẩm, ưa sáng và cũng có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc lẫn với cây trồng ở vườn hay ở nơi đất ẩm trên nương rẫy, ven đường đi xen lẫn một số loài có dại; độ cao phân bố có thể tới hơn 1.000m. Có tài liệu cho rằng đây là cây nhập trồng lấy quả làm rau ăn (Võ Văn Chi, 1997), nhưng thực tế cây cỏ mọc tự nhiên và ở một vùng nào đó người ta có thể trồng. Cây mọc từ hạt vào khoảng tháng 3 -4, sau 2 – 2,5 tháng đã ra hoa quả và sau khi quá già, cây sẽ tàn lụi vào mùa thu hàng năm.

Bộ phận dùng

Toàn cây và quả.

Thành phần hóa học

Cây lồng đèn có chứa protein, carbohydrat, chất khoáng, kim loại nặng, caroten và các acid hữu cơ như acid clorogenic, acid béo (The wealth of the India, 1969). Ngoài ra đã phân lập được các bioflavonoid như kaempferol, saponin vô định hình, glucosid đắng, phytosterol.

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên tế bào ung thư:

Physalin B được phân lập từ toàn cây lồng đèn có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư in vitro. Trên tế bào ung thư mũi hầu của người, nồng độ ức chế 50% (IC50) là 3,1 ug/ml, và trên tế bào ung thư bạch cầu của chuột nhắt trắng IC50 = 0,89 ug/ml. Chất 5a, ba – epoxyphysalin được bán tổng hợp từ physalin B cũng có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư mũi hầu người và tế bào ung thư bạch cầu chuột nhắt trắng.

  • Trên chuột nhắt trắng bị bệnh ung thư bạch cầu, physalin B với liều 300 mg/kg có tác dụng làm giảm số tế bào ung thư bạch cầu là 37% so với lô đối chứng không dùng thuốc.
  • Cao chiết nước và cao ethanol toàn cây lồng đèn có tác dụng trên dòng tế bào ung thư gan người Hep G2.

Tác dụng chống oxy hóa và dọn gốc tự do: Cao chiết cây lồng đèn có tác dụng chống oxy hóa và khả năng dọn gốc tự do trên dịch đồng thể gan chuột cống trắng.

Tác dụng chống viêm: Tác dụng chống viêm của cao toàn cây lồng đèn được chiết bằng phương pháp dùng CO2 siêu tới hạn (Es) cũng đã được nghiên cứu. Es ngăn ngừa có ý nghĩa độc tính trên các đại thực bào chuột nhắt trắng (Raw 264.7).

Tính vị, công dụng

Cây lồng đèn vị đắng, tính hàn; có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, tiêu thũng. Quả có vị chua, tính bình, có công năng thanh nhiệt lợi tiểu. Rễ làm co tử cung.

Ở Trung Quốc, sách “Lục Xuyên bản thảo” ghi: lồng đèn vị ngọt, nhạt, hơi hàn; sách “Nam Ninh thị dược vật chí” ghi; đắng, hơi ngọt, tính hàn; sách “Toàn quốc trung thảo dược hội biên” ghi: đắng, tính mát, có công năng thanh nhiệt, hành khí, chỉ thống, tiêu thũng [TDTH, 1993, I: 2293]. Lại có tài liệu ghi: lồng đèn vị chua, đắng, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, nhuận hầu (họng), tiêu đờm, lợi niệu [Chang, 1992:267].

Công dụng

Toàn cây lồng đèn được dùng chữa sốt, ho, sưng họng, phiền nhiệt, nôn, nấc. Ngày dùng 20 – 40g toàn cây khô, sắc uống. Dùng ngoài, lấy lá non và ngọn tươi 40 – 80g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp, xoa ngoài, cũng có thể dùng toàn cây nấu lấy nước để tắm rửa khi bị mụn nhọt, lở loét ngoài da.

Quả lồng đèn cho phụ nữ đẻ khó ăn để dễ đẻ; trẻ em nóng âm, người gầy khô, ăn để da thịt mát, tăng cân.

Để chữa sưng ngón chân, ngón tay, lấy quả lồng đèn tươi vừa đủ, giã nát, đắp vào chỗ đau rồi băng lại.

  • Ở đảo La Reunion, nhân dân dùng cây lồng đèn để lợi tiểu; ở Nam Phi, người Zulus dùng nước sắc, nước hãm thụt hậu môn cho trẻ em để chữa rối loạn tiêu hoá, đau bụng.
  • Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng tẩy giun và chữa rối loạn tiêu bia, Kirtikar et al., 1998, III: 1769: Chopra et al., 2001: 191].
  • Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị mụn nhọt, lỵ amíp, bạch hầu, quai bị, biêm tinh hoa, quả được dùng trị ho, nóng, nuốt đau. Ngày 9 – 30g sắc uống, dùng ngoài, giã đắp (dùng 1 hoặc sắc nước rửa. Gần đây, lồng đèn thường được dùng trị ung thư, sốt rét, hen, viêm gan, viêm da, thấp khớp (Wu et al., 2005). Để chữa ung thư, mỗi ngày dùng 15g qua lồng đèn, sắc với 200ml nước, chia làm 3 lần, uống trong ngày. uống nhiều ngày [Chang, 1992: 267].

Bài thuốc có lồng đèn

Chữa bệnh quai bị:

Toàn cây lồng đèn tươi 100g; đại thanh (bo mẩy: Clerodendrum cyrtophyllum Turez) 30g. sắc, chắt lấy nước, thêm đường phèn vào vừa đủ để đỡ đắng, đun sôi, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa bệnh ung thư (các loại, chưa tổng kết được loại nào tốt hơn):

Rễ lồng đèn tươi 90g, rửa sạch, thái thành lát mỏng, rồi sắc với nước. Khi nước đang sôi cho vào 1 – 2 quả trứng đã bóc vỏ ngoài. Sau đó, thêm một ít đường nâu sắc kỹ. Bệnh nhân ăn trứng và uống nước sắc, ngày 1 lần [Chang, 1992: 267].

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More