10 November 2022

0 bình luận

Mộc hoa trắng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mộc hoa trắng

Tên tiếng Việt: Mức hoa trắng, Mộc vài (Tày), Mức lá to, Thừng mực lá to, Xí chào (Kho) )

Tên khoa học: Holarrhena pubescens Wall. ex G. Don

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

Công dụng: Lỵ amíp, sốt (Vỏ cây, hạt tán bột uống). Độc chú ý khi sử dụng.

 

 

Mô tả cây

  • Cây nhỏ hoặc to, có thể cao tới 12m. Cành non nhẵn hoặc mang lông màu nâu đỏ, trên mặt có nhiều bì khổng trắng rõ. Sẹo lá còn sót lại thường nổi lên.
  • Lá mọc đối gần như không cuống, không có lá kèm, nguyên, hình bầu dục đầu tù hay nhọn, đáy lá tròn hoặc nhọn, dài từ 12-15cm, rộng từ 4-8cm, mặt lá bóng, màu xanh lục nhạt.
  • Hoa trắng mọc thành xim hình ngù ở kẻ lá hay đầu cành.
  • Quả là những đại màu nâu có vân dọc hơi hình cung dài 15-30cm, rộng 5-7mm. Rất nhiều hạt dài 10-20mm, rộng 22,5mm, dày 1-1,5mm màu nâu nhạt, đáy tròn, đầu hơi hẹp lõm một mặt, trên mặt có một đường còn màu trắng hơi nhạt. Chùm lông của hạt màu hơi hung hung, dài 2-4,5cm. Lá mầm gấp nhiều lần.

Mùa hoa nở: tháng 3-7, mùa quả tháng 6-12

Phân bố

  • Mọc khắp nơi ở Việt Nam. Tại miền bắc có ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình và nhiều tỉnh khác
  • Còn mọc ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Malaysia

Thành phần hóa học

Từ vỏ hạt cây mộc hoa trắng người ta đã chiết xuất các ancaloit chủ yếu sau đây:

  • Chất conesin có tinh thể hình lăng trụ (kết tinh trong axêtôn) độ chảy 125 oC, αD = -1,9o (CHCl3) hoặc + 21oC (C2H5OH). Cho muối clohydrat, bromhydrat và oxalate có tinh thể. Conesin cho phản ứng sau đây: Hoà tan một ít conesin trong 8 giọt H2SO4. Thêm một giọt HNO3 đặc vào sẽ có ngay màu vàng tươi. Màu vàng sẫm dần. Nếu thêm một giọt axit nitric nữa, sẽ ngả màu nâu bẩn, sau ngả màu lục.
  • Theo Ciaus J. F. Mhaskar trong hạt mộc hoa trắng có từ 36-40% dầu và 0,025% ancaloit.

Tác dụng dược lý

  • Chất conesin rất ít độc. Với liều cao, tác dụng của nó gần giống morphin, nó gây liệt đối với trung tâm hô hấp. Nếu tiêm, nó gây tê tại chỗ nhưng lại kèm theo hiện tượng hoại thư do đó không dùng gây tê được.
  • Conesin bài tiết một phần qua đường ruột, một phần qua đường tiểu tiện. Nó gây hạ huyết áp và làm tim đập chậm.
  • Conesin kích thích sự co bóp ruột và tử cung.
  • Theo Janot M. M. và Cavier R. (1949. Ann. Pharmaceut. Frane: 549-552) conesin clohydrat, có tác dụng trừ giun đối với chuột bạch.
  • Trên lâm sàng, người ta dùng conesin clohydrat hay bromhydrat chữa lỵ amip. Hiệu lực như emetin lại hơn emetin ở chỗ ít độc và tiện dùng. Nó tác dụng cả đối với kén và amip, còn emetin chỉ tác dụng đối với amip. Hiện tượng không chịu thuốc rất ít hoặc không đáng kể.

Công dụng và liều dùng

Hạt và vỏ được dùng làm thuốc chữa lỵ amip. Thường dùng dưới dạng bột, cồn thuốc hoặc cao lỏng.

  • Bột vỏ ngày uống 10g
  • Bột hạt ngày uống 3-6g
  • Cao lỏng 1/1 ngày uống 1-3g
  • Cồn hạt (1/5) ngày uống 2-6g

 

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More