10 November 2022

0 bình luận

Mùng thơm

10 November 2022

Tác giả: thuc


Mùng thơm

Tên gọi khác: Dọc mùng, mùng thơm, ráy bạc hà, dã vu.

Tên khoa học: Alocasia odora (Roxb.) C. Koch

Tên đồng nghĩa: Colocasia odora Brongn., Arum odorum Roxb.

Họ: Ráy (Araceae)

Công dụng: làm rau ăn, giảm đờm, chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân.

Mô tả

  • Cây thảo nhỏ, có thân rễ, sống nhiều năm, cao 0,5 – 1,5m.
  • Lá mọc tụ tập thành tím dày ở ngọn thân, hình bầu dục – mũi mác, gốc hình tim, đầu nhọn, mép lượn sóng, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu; cuống lá mập, có bẹ ôm thân.
  • Cụm hoa là một bông mo có phần ống hình trứng thuôn, phần phiến phía trên có màu lục hoặc vàng lục, hơi uốn cong, sớm rụng. Phần trục mang hoa cái ngắn 2 – 2,5 cm; phần không sinh sản dài hơn, tiếp theo là phần mang hoa đực dài 3 cm, phần cuối trục hình nón hẹp, phình ở gốc, dài hơn phần mang hoa đực.
  • Quả mọng, hình trứng nhẵn.

Phân bố, sinh thái

Chi Alocasia (Schott) G.Don trên thế giới có tổng số 73 loài, Việt Nam có 6 loài. Loài mùng thơm trên cũng thường gọi là dọc mùng, hiện chưa rõ về nguồn gốc nhưng là cây trồng khá phổ biến làm rau ăn (cuống lá) ở Việt Nam cũng như một số quốc gia nhiệt đới Đông Nam Á khác. Ở nước ta, cây được trồng ở hầu như tất cả các tỉnh, trừ vùng núi cao lạnh (trên 1.500 m).

Mùng thơm là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng và không chịu được ngập nước. Cây thường được trồng ở vườn gia đình, bờ ao và đôi khi cũng được trồng ở ruộng nhưng ở quanh làng có thể được che bóng một phần trong ngày. Đó là loại cây trồng lấy dọc (cuống lá) thường xuyên nên rất hiếm khi thấy có hoa quả. Nguồn cây giống để trồng là những nhánh con. Đất trồng mùng thơm cần luôn ẩm. Cây giống là các nhánh con tách ra từ cây mẹ, đã cắt bỏ bớt lá.

Bộ phận dùng:

Lá, củ và thân.

Thành phần hóa học

  • Sự có mặt của acid oxalic là dấu hiệu đặc trưng của tất cả các loài thuộc chi Alocasia.
  • Trong cây thường tồn tại dưới dạng calci oxalat.
  • Ngoài ra còn có đường, saponin (Mayo et al., 1997) procyanidin, c – glycosylflavon (Williams et al., 1981) anthocyanidin – 3 – rutinosid, flovenol quercetin, kaempferol… và flavon – C – glycosid (Williams et al., 1981) đã được tìm thấy trong tất cả các loài thuộc chi này.

Tác dụng dược lý

Tác dụng độc thần kinh:

Rễ củ cây mùng thơm có chứa sapotoxin độc với thần kinh. Mùng thơm có tính chất và hình thái rất giống với cây ráy Alocasia macrorrhiza. Nếu ăn sống rễ củ sẽ bị tê đau ở vùng miệng và họng (Chan et al., 1995).

Tính vị, công năng

Rễ củ mùng thơm vị nhạt, tính hàn, có độc, ăn vào gây ngứa, đau, tê ở vùng miệng và cổ họng, có công năng giải nhiệt, công độc, khu phong.

Ở Trung Quốc, sách “Tân hoa bản thảo cương yếu” và “Toàn quốc trung thảo dược hội biên” đều ghi: thân rễ mùng thơm vị hơi cay, chát, tính hàn, có độc; có công năng thanh nhiệt, giải nhiệt, tiêu thũng [TDTH, 1997, III: 281].

Công dụng

Củ mùng thơm, mài ra, bỏ vào miệng cho người bị kinh phong đờm rãi, nhất là trẻ em, sẽ làm giảm đờm (theo lương y Nguyễn Trung Hòa, Việt Nam).

Để chữa ngứa, tấy do lá han (Dendrocnide urentissima Chew), lấy củ, cắt ra, trà xát nhẹ vào chỗ ngứa. Còn dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân.

Cuống lá mùng thơm có thể được dùng làm rau thái ra, ăn sống, hoặc nấu với canh chua.

  • Ở Trung Quốc, thân rễ mùng thơm được dùng chữa cảm cúm, sốt rét (ở Quảng Tây), thương hàn, phối kết hạch, viêm khớp, phong thấp. Ngày dùng 10 – 20g hoặc 30 – 60g tươi, sắc thật kỹ rồi uống. Cần sắc kỹ để giảm độc. Dùng ngoài, chữa trùng và giảo thương (rắn và côn trùng đốt cắn), sang loét thũng độc; lấy thân rễ tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ tổn thương và đau, không đắp lên chỗ da lành vì độc.

Bài thuốc có mùng thơm

Cao dán chữa mụn nhọt: Lấy thân rễ mùng thơm tươi (có thể dùng củ ráy cũng được) nặng khoảng 80 – 100g, nghệ củ tươi khoảng 60g. Gọt sạch vỏ thân rễ mùng thơm và cạo sạch vỏ nghệ. Giã nát thật kỹ mùng thơm với nghệ. Thêm dầu vừng vào, nấu thật nhừ. Sau đó, thêm dầu thông và sáp ong vào vừa đủ, khuấy cho thật đều. Để nguội. Phết cao lên giấy bản. Khi dùng chỉ cần dán cao vào nơi mụn nhọt. Nếu nhọt mới mang đỏ thường tan. Nếu đã có mủ, cao có tác dụng hút mủ.

Ghi chú:

  • Mùng thơm có độc, uống dịch sắc chưa kỹ hoặc liều cao có thể bị ngộ độc, biểu hiện bằng lưỡi, miệng tế, sưng, đau, ngộ độc thần kinh.
  • Để giải độc, có thể dùng giấm gạo hoặc gừng tươi ngậm rồi nhổ đi. Thân rễ mùng thơm khi tiếp xúc với da, dễ xuất hiện phản ứng ngứa, tê, sưng tấy.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More