10 November 2022

0 bình luận

Muồng nước

10 November 2022

Tác giả: thuc


Muồng nước

Tên gọi khác: Chi chi, muồng ràng ràng, lõi tiên.

Tên khoa học: Adenanthera microsperma Teijsm. et Binn.

Họ: Trinh nữ (Mimosaceae)

Công dụng: Hạt muồng nước nghiền nát, đắp ngoài làm nhọt chóng mưng và vỡ mủ. Vỏ thân trị kiết lỵ.

Mô tả

  • Cây to, cao 10 – 18m. Cành hình trụ, vặn vẹo, nhẵn.
  • Lá kép hai lần lông chim, mọc gần nhau, có cuống chung mập, dài khoảng 40 cm, lá chét không đều (lá chét nhỏ hơn lá chét của cây trạch quạch), 6 đôi có lá tận cùng, mọc so le, hình trái xoan – thuôn, dài 1,5 – 3,5 cm, rộng 10 – 20 mm, mặt trên nhẫn, mặt dưới rất nhạt, hơi có lông áp sát.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông, dài 15 cm, có lông nhỏ hoặc nhẵn; lá bắc sớm rụng; hoa nhỏ, nhiều, màu vàng mọc thành vòng dày đặc, đài dạng đấu có răng tù và nhiều lông, cánh hoa học ngang, thắt lại ở hai đầu; nhị 10, chỉ nhị ngắn; bầu có ít lông, chứa nhiều noãn.
  • Quả dài 15 – 20 cm, rộng 1,5 cm, hình lưỡi liềm, xoắn vặn, hạt hình thận, khi chín màu đỏ bóng, có rốn đen.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Adenanthera L., có 3 loài ở Việt Nam, trong đó, 2 loài có công dụng làm thuốc là Adenanthera payonina L. và cây muống nước nêu trên.

Muồng nước phân bố rộng rãi ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp, từ Yên Bái, Lạng Sơn… vào đến tận Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ở châu Á, loài này cũng thấy ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia và Indonesia.

Muồng nước là loại cây gỗ nhỏ, ưa sáng, thường mọc rải rác trong các quần thể như ven rừng kín thường xanh, rừng hỗn giao với tre nứa hoặc với một số loài cây rụng lá vào mùa khô (miền Nam). Là loại cây mọc nhanh, muồng nước còn xuất hiện sớm trên những chỗ đất trống ở trong rừng rừng thứ sinh do khai thác chọn (cây gỗ) hoặc ven các bờ sông suối ở cửa rừng. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân và hạt.

Thành phần hóa học

Theo Trung được từ hải II”, 1996, muồng nước chứa stigmasterol glucosid, α – spinasterol glucosid, β- sitosterol glucosid, dulcitol polysaccharid, acid palunitic, acid stearic, acid arachidic, acid eicosenoic.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng nấm:

Hạt muồng nước có tác dụng chống nấm là do trong hạt có một lượng chitinase khá cao. Chitinase có vai trò bảo vệ chống lại mầm bệnh trong đó có nấm.

Tính vị, công năng

Vỏ và rễ muồng nước có vị chát, nhạt, tính hơi hàn, ít độc, có tác dụng làm nôn, ta hạ, thu liễm, cầm máu.

Công dụng

Hạt muồng nước nghiền nát, đắp ngoài làm nhọt chóng mưng và vỡ mủ.

Vỏ thân trị kiết lỵ, ngày 4 – 6g sắc uống, hoặc tán bột rồi hãm uống.

  • Ở Trung Quốc, nhân dân dùng hạt, rễ, lá muồng nước trị ngoại thương xuất huyết, nhức nửa đầu.
  • Ở Campuchia, người ta dùng vỏ tươi hoặc khô, hãm uống trị kiết lỵ, tác dụng có thể hơn cả chiêu liêu.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More