10 November 2022

0 bình luận

Nấm hương

10 November 2022

Tác giả: thuc


Nấm hương

Tên tiếng Việt: Nấm hương, Nấm đông cô

Tên khoa học: Lentinus edodes (Berk.) Pegler

Họ: Agaricaceae

Công dụng: Bổ, kích thích tiêu hoá, chữa đại tiện ra máu (Thể quả).

Mô tả cây

  • Nấm (quả thể) có mũ tròn, khum, đường kính 4-8cm, mặt trên màu nâu nhạt, sau nâu sẫm, có những vảy màu trắng nhỏ, mặt dưới phẳng có nhiều bản mỏng tỏa ra từ cuống nấm đến sát mép mũ mang bào tầng.
  • Cuống (chân) nấm hình trụ hẹp dài 3-10cm, đường kính 0,5-1cm, đính vào giữa mũ nấm, màu nâu sẫm, thường bị xẻ như bị rách.
  • Thịt nấm màu trắng. Toàn thân nấm có mùi thơm đặc biệt. Mùa sinh sản: tháng 11-12.

Phân bố, thu hái và chế biến

Nấm hương là một loại lâm sản quý, mọc hoang dại trong những rừng ẩm mát các tỉnh miền núi cao như Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Hòa Bình v.v…

Thành phần hóa học

  • Nấm hương tươi chứa các thành phần tính theo g% là: nước 87; protid 5,5; lipid 0,5; glucid 3,1; cellulose 3  và theo mg% là calci 27; photpho 89; sắt 5,2.
  • Nấm hương khô có 13% nước; 36% protid; 4% lipid; 23,5% glucid; 17% cellulose; 6,5% tro; 184%mg calci; 606 mg%photpho; 35mg% sắt; 24mg% vitamin PP.

Tác dụng dược lý

Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B – những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.

Theo một nghiên cứu, nấm hương có chứa một chất hóa học đặc biệt mang tên AHCC – một loại hợp chất pha trộn các axit amin, polisaccarit và khoáng chất, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách gia tăng số lượng các tế bào giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng, và ngăn chặn sự phát triển của khối u. Trước đó, giáo sư Smith từng công bố kết quả nghiên cứu trên loài chuột rằng, AHCC có thể loại bỏ virus HPV trong vòng 90 ngày, đồng thời làm giảm tỷ lệ phát triển khối u cổ tử cung.

Vị thuốc Nấm hương

Tính vị: vị ngọt tính bình.

Quy kinh: Tỳ vị.

Công dụng:

  • Về thực phẩm, nấm hương là một món ăn ngon, bổ, giàu protid và acid amin, rất được ưa chuộng.
  • Trong y học cổ truyền, nấm hương được dùng chữa chân tay tê dại, thân thử suy nhược, chảy máu chân răng, tổn thương huyết quản, giảm cholesterol, hạ huyết áp.
    • Liều dùng hằng ngày: 6-8g sắc nước uống

Bài thuốc, món ăn có vị nấm hương

Chữa viêm gan:

Nấm hương kết hợp với thịt lợn nạc: thịt lợn thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, nêm gia vị vừa miệng, dùng nóng. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày sẽ có tác dụng trị bệnh viêm gan rất tốt.

Chữa viêm dạ dày, thiếu máu:

Nấm hương cũng có tác dụng trong điều trị viêm dạ dày, thiếu máu. Sử dụng 100g nấm hương rửa sạch thái, nhỏ kết hợp với gạo tẻ, thịt bò luộc thái lát , tất cả nguyên liệu cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa sau một thời gian bệnh sẽ có dấu hiệu giảm dần.

Nấm hương trị tỳ vị hư nhược, lợi tỳ ích vị:

Nấm hương 20g, đậu phộng 75g, táo 25g, 1 cái móng heo. Sửa sạch nấm và đậu phộng, móng heo làm sạch, chặt thành từng khúc, sau đó cho tất cả vào nồi hầm đến khi chín nhừ, cho gia vị vào ăn nóng. Có thể thay móng heo bằng thịt gà.

Nấm hương trị băng huyết: Nấm hương (40g) rang khô, nghiền thành bột, mỗi lần uống 3g, hòa tan trong nước ấm, mỗi ngày dùng 3 lần, dùng thường xuyên.

Nấm hương trị xơ vữa động mạch: 125g nấm hương tươi, dầu thực vật, một ít muối. Rửa sạch nấm, xào qua với dầu và muối, sau đó cho nước vào nấu canh.

Chữa tỳ vị hư nhược. Giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt: 15g nấm hương, 125g cá hồi trắng, vài sợi gừng, 1 ít muối và dầu ăn. Ngâm nấm trong nước cho nở rồi cắt sợi, làm sạch cá, cắt khúc, cho vào đĩa. Rải đều nấm cắt sợi lên cá rồi thêm gia vị, cho vào nồi hấp.

Chữa tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh đái tháo đường:

Nấm hương 15g rửa sạch, bí xanh 500g thái miếng cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước, ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More