10 November 2022

0 bình luận

Nắp ấm hoa đôi

10 November 2022

Tác giả: thuc


Nắp ấm hoa đôi

Tên gọi khác: Trư lưng, bình nước

Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce

Tên đồng nghĩa: Phyllamphora mirabilis Lour., Nepenthes phyllamphora Willd.

Họ: Nắp ấm (Nepenthaceae)

Công dụng: chữa tiểu tiện ra cát sỏi, viêm gan vàng da, viêm loét dạ dày tá tràng, huyết áp cao, trẻ em ho gà.

Mô tả

  • Cây leo, sống một năm, cao 0,5 – 2m. Thân mảnh, hình trụ, màu xanh lục nhạt.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục – thuôn, thường dài 10 – 25 cm, có cuống khá dài nửa ôm thân và có cánh, gốc thuôn, đầu kéo dài thành cuống mảnh mang một phần hình trụ phình lên như cái bình có nắp tròn, bên trong có nhiều tuyến tiết, hai mặt có những đốm tía, mép nguyên hoặc hơi khía răng, gân phụ 5 – 7 đôi có nhiều gân ngang song song, tua cuốn ngắn hoặc dài bằng lá.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm mảnh, dài 20 – 40 cm; cụm hoa đực có nhiều nhị xếp thành hai dãy; cụm hoa cái có bầu hình trứng hoặc elip, phủ lông trắng.
  • Quả nang dài 1,5 – 3 cm, màu nâu, khi chín nứt thành 4 mảnh; hạt mảnh và dài.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 12.

Phân bố, sinh thái

Họ nắp ấm (Nepenthaceae) ở Việt Nam chỉ có 1 chi Nepenthes L. với 4 loài. Loài nắp ấm hoa đôi trên mới thấy phân bố rải rác từ Quảng Trị trở vào (gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế (Nam Đông), Quảng Nam; Bình Định (Quy Nhơn, Phú Mỹ); Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh (Bình Chánh); Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo); Bạc Liêu; Cà Mau; Tây Ninh (VQG. Lò Gò – Xa Mát). Cây cũng phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Philippin.

Nắp ấm hoa đôi là cây ưa sáng, cây thường mọc lẫn với các cây bụi nhỏ hoặc cỏ cao, ở nơi đất chua, hơi trũng, có thể ngập nước ít ngày vào mùa mưa.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Tác dụng dược lý

Cao toàn bộ cây nắp ấm hoa đôi có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng (Viart C. et al., 2004).

Tính vị, công năng

Nắp ấm hoa đôi có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.

Công dụng

Nắp ấm hoa đội được dùng chữa tiểu tiện ra cát sỏi, viêm gan vàng da, viêm loét dạ dày tá tràng, huyết áp cao, trẻ em ho gà. Ngày dùng 20 – 40g thuốc khô hay 40 – 80g thuốc tươi, sắc uống [Lê Trần Đức, 1997: 878].

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More