10 November 2022

0 bình luận

Nghể chàm

10 November 2022

Tác giả: thuc


Nghể chàm

Tên khoa học: Polygonum tinctorium Ait.

Tên đồng nghĩa: Persicaria tinctoria (Aft.) Spach

Tên gọi khác: Nghệ nhuộm

Họ: Rau răm (Polygonaceae)

Công dụng: dùng để chế bột chàm hay thanh đại như các loại cây chàm khác. Toàn cây sắc uống chữa thổ huyết, nôn mửa, điên cuồng, khát nước; làm thuốc chữa sốt, trúng độc, viêm amiđan,

Mô tả

  • Cây thảo, sống hằng năm. Thân phân cành ít hay nhiều, có khía, nhẵn, gốc dày thường màu sẫm, các dáng dài 3 – 5 cm.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hơi thuôn, dài 5 – 11 cm, rộng 3 – 4 cm, gốc có phiến men theo cuống, đầu nhọn thành mũi, nhẵn, khi khô có màu lục lam nhạt; bẹ chìa mỏng, phủ kín đến gần nửa đóng thân.
  • Cụm hoa là chùm tận cùng hoặc ở kẽ lá, mang nhiều bông hình trụ, lá bắc hình phễu, hơi có lông mi ở mép, hoa đơn độc hoặc tụ họp 2 -5 cái lá bắc.
  • Quả hình 3 cạnh hoặc hình thấu kính, nhi. bóng.
  • Mùa hoa quả: tháng 6 – 9.

Phân bố, sinh thái

Polygonum L. là chi lớn nhất trong họ Rau răm (Polygonaceae), ở Việt Nam có 35 loài, trong đó có cây nghể chàm.

Nghể chàm là tên gọi, được nhân dân vùng Ba Vì – Hà Tây và Hòa Bình sử dụng để chỉ loài trên (P, tinctorium Ait.), do cành và lá của nó được ngâm để nhuộm vải thành màu xanh chàm. Nghể chàm là loại cây thảo, sống nhiều năm, thường mọc thành đám trên đất ẩm hay có thể bị ngập nước tạm thời ở ven bờ suối, hay các bãi lầy ở ven rừng. Cây phân bố rải rác ở vùng núi, thuộc các tỉnh Hà Tây (Ba Vì, Hương Sơn), Hòa Bình (Kỳ Sơn, Tân Lạc, Mai Châu), Lào Cai (Sa Pa), Tuyên Quang (Nà Hang, Chiêm Hoá) và một vài nơi khác.

Nghể chàm là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng. Cây sinh trưởng gần như quanh năm, có khả năng mọc chồi nhánh khá nhiều. Do đó, trong quần thể tự nhiên khó phân biệt từng có thể. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm, những nhánh đã có hoa quả sẽ đẻ ra các nhánh phụ và sẽ có hoa quả trong các năm sau.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hóa học

Lá có hợp chất indicant (indoxyl – β – O – glucosid) (CA 127: 305373e).

Tác dụng dược lý

Cây nghể chàm có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn và màng não cầu khuẩn, và có tác dụng kháng virus đối với virus cúm. Cây có tác dụng hạ nhiệt, chống viêm, lợi mật và làm tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu, gây giãn cơ trơn ruột, gây co cơ tử cung.

Các nghiên cứu dược động học cho thấy khi cho thỏ uống glycosid indican chứa trong nghể chàm, sẽ đạt nồng độ tối đa chất này trong huyết tương sau 3 giờ. Chất này được phân bố trong gan, thận, cơ vân và đường tiêu hóa. Liều uống được thải trừ với tỷ lệ 90% trong nước tiểu. Các tác dụng không mong muốn là buồn nôn và nôn.

Các hợp chất thơm chiết tách từ nghể chàm ức chế ảnh hưởng của các dạng oxy phản ứng đối với đáp ứng viêm trong một số bệnh da như viêm da tiếp xúc dị ứng gây bởi các dị ứng nguyên hóa học.

Nghể chàm chứa trytanthrin, chất này có các hoạt tính sinh học như kháng nấm da và kháng khuẩn, có tác dụng kháng nấm mức độ vừa phải. Nó có hoạt tính diệt tế bào đối với các dòng tế bào khác nhau trừ các khối u ác tính (ví dụ: B16, ruột kết 26, U937). Tryptanthrin có tác dụng ức chế mạnh cyclooxygenase – 2.

Tính vị, công năng

Nghể chàm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng

Cây nghể chàm được dùng để chế bột chàm hay thanh đại như các loại cây chàm khác. Toàn cây sắc uống chữa thổ huyết, nôn mửa, điên cuồng, khát nước. Đồng bào dân tộc ở một số vùng dùng cây này làm thuốc gây sẩy thai.

  • Bột chàm hay thanh đại được dùng phổ biến trong y học cổ truyền làm thuốc chữa sốt, trúng độc, viêm amiđan, cam tẩu mã, viêm lợi chảy máu. Liều uống mỗi ngày 2 – 6g, dùng ngoài không kể liều lượng.
  • Vỏ cây nghề chàm dùng ngoài trị mụn nhọt độc, rắn cắn, bò cạp và ong đốt.
  • Hoa được giã lấy nước bôi làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amidan, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng.

Ở Trung Quốc, nghể chàm được dùng làm thuốc hạ sốt, kháng khuẩn và kháng virus để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm virus như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm thanh quản, sởi, quai bị, viêm não, viêm gan, áp xe phổi, kiết lỵ, viêm dạ dày – ruột cấp tính, nhọt độc.

Bài thuốc có nghể chàm, thanh đại

  1. Chữa rắn cắn và côn trùng đốt: Rễ nghề chàm giã nát, trộn với xạ hương và hùng hoàng, dùng đắp.
  2. Chữa viêm amidan, viêm họng: Thanh đại, hàn the, mỗi vị 5g, ngưu hoàng lg, băng phiến 0,5g. Tất cả tán nhỏ. Khi dùng, súc miệng sạch, bôi thuốc vào chỗ đau.
  3. Chữa trẻ em sốt cao co giật, trợn mắt, hôn mê: Thanh đại hoà với nước, mỗi ngày uống 2 – 8g, chia làm nhiều lần.
  4. Chữa viêm lợi chảy máu, lở miệng: Thanh đại, cùng với phèn chua, hoàng liên, đinh hương, dùng bôi.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More