10 November 2022

0 bình luận

Nhót tây

10 November 2022

Tác giả: thuc


Nhót tây

Tên tiếng Việt: Tỳ bà, Nhót tây, Sơn trà Nhật Bản, Phì phà

Tên khoa học: Eriobotrya japonica (Thunb.) Lindl.

Họ: Rosaceae (Hoa hồng)

Công dụng: Ho, tiêu đờm, ỉa chảy, nôn, kích thích tiêu hoá (Lá)

 

Mô tả cây

  • Cây nhót tây hay phì phà (Cao Bằng) là một cây cao 6-8m.
  • Lá mọc so le, hình mác, nhọn, dài, dài 12-30cm. rộng 3-8cm, phía trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông, màu xám hay vàng nhạt.
  • Hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chùm, đường kính 15-20mm, có lông màu hung đỏ.
  • Quả thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3-4cm, đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại. thịt dày, có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1-2 hạt không phôi nhũ.
  • Mùa quả chín : tháng 4-5.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ờ vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội. Nguồn gốc của cây ở Trung Quốc và Nhật Bản.
  • Lá hái vào tháng 4-5. Cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô mà dùng. Nhân hạt tỳ bà gọi tì bà nhân.

Thành phần hoá học

  • Trong lá có một chất saponin, vitamin B, chừng 2,8mg trong 1g lá. (theo Từ Quốc Quân). Theo Arrhur và Hui (Chem, Soc., 1954 và CA.. 1955) trong tì bà diệp có axit ursolic C20H48O3 axit oleanic và caryophylin.
  • Trong hạt có amydalin và HCN.

Công dụng và liều dùng

  • Chữa ho, nôn mửa, giúp sự tiêu hoá, phụ nữ có thai nôn mửa. Nước sắc dùng ngoài để rửa vết thương. Liều dùng: Ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tới 15-20g.
  • Theo tài liệu cổ, tì bà diệp có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh phế và vị. Có tác dụng thanh phế hòa vị, giáng khí hoá đờm. Dùng chữa bệnh do nhiệt mà sinh ho, nhiều đờm, nôn khan, miệng khát.

Đơn thuốc có tỳ bà diệp:

1.Chữa ho, viêm khí quản mãn tính:

Tì bà diệp 20g (lau sạch hết lông), khoản đông hoa 10g, cam thảo 5g, nước 600ml. sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền).

2.Chữa đổ máu cam: 

Tì bà diệp (lau sạch lông), sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g bột, chiêu bằng nước chè.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More