10 November 2022

0 bình luận

Ong bò vẽ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Ong bò vẽ

Tên gọi khác: Ong vò vẽ, ông bầu vẽ, ong bắp cày, ong đất, ong vàng lớn

Tên khoa học: Vespa spp.

Họ: Ong vàng (Vespidae)

Công dụng: làm thuốc chữa động kinh, tê thấp, kiết lỵ, chân tay đau nhức, tắc tia sữa, chữa mụn nhọt, mần ngứa, vết thương lở loét.

Mô tả

  • Loài côn trùng cánh màng, ăn thịt, rất dữ. Thân dài 2,5 – 4 cm (tuỳ loài).
  • Đầu to, màu vàng, có mắt kép, miệng có hàm cứng sắc, đôi râu dài, hơi cong.
  • Ngực màu nâu nhạt, có 3 đốt, mỗi đốt có một đôi chân ngắn, màu đen; hai đôi cánh trong suốt, đôi cánh trong ngắn, đôi cánh ngoài dài.
  • Bụng màu vàng có vằn nâu đen, có 4 – 6 vòng và đốt cuối cùng có nọc độc, vòng và đốt cuối màu vàng nâu.

Có 4 loài:

  1. Vespa mandarina Smith
  2. Vespa velutina Smith
  3. Vespa cincta Fabricius
  4. Vespa ducalis Smith

Phân bố, sinh thái

Trên thế giới, ong bò vẽ phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, gần như đâu cũng có ong bò vẽ. Nó sống hoang thành đàn có tính xã hội, có thể đông đến hàng chục nghìn con hoặc đơn độc, nhưng không làm mật. Thường gặp ong bò vẽ vào tháng 7 – 11, làm tổ dưới mặt đất hoặc trên hố đất ở gò, đồi nơi yên tĩnh xa khu nhà ở (loài to) và trên lùm cây hoặc ở thân cây rỗng trong rừng, mái nhà (loài nhỏ). Tổ hình bầu dục, dài gồm nhiều tầng.

Ong bò vẽ ăn côn trùng và ấu trùng nhỏ như sâu bọ và ong mật, có một số ăn cả mật hoa, phấn hoa. Để mỗi lần hàng nghìn trứng, ấu trùng nở sau một tuần. Mùa đông, ông bà vẽ chết chỉ còn ong trong tổ. Đến tháng 2 – 3, ong chúa đẻ trứng, quá trình sinh sống và phát triển của ong lại tiếp tục.

Bộ phận dùng:

  • Tổ ong bò vẽ, tên thuốc trong y học cổ truyền là lộ phong phòng hoặc phong oa, được dùng vào mùa thu, loại bỏ tạp chất, cắt nhỏ. Dùng sống (rửa với rượu rồi phơi khô), hoặc sao vàng.
  • Ấu trùng và con non cũng được dùng.

Thành phần hoá học

  • Ấu trùng ong bỏ vẽ chứa nhiều acid amin, chất béo, vitamin, đường, muối khoáng.
  • Nọc ong bò vẽ có protein kèm theo các enzym với độc tính cao.

Tính vị, công năng

  • Ong bò vẽ có vị ngọt, hơi mặn, tính bình, có độc, có tác dụng trấn kinh, khu phong, sát trùng, giải độc.
  • Toàn con ong có vị ngọt, hơi chua, tính bình,
  • Ấu trùng ong có vị ngọt, mặn, tính mát, có độc, có tác dụng giảm đau, chống nôn, tăng lực.

Công dụng

Tổ ong bò vẽ được dùng làm thuốc chữa động kinh, tê thấp, kiết lỵ, chân tay đau nhức, tắc tia sữa. Ngày dùng 8-10g, tầng ong đất thành than, tán bột mịn, sắc với 200 ml nước còn 50ml, cạn lấy nước trong uống.

Dùng ngoài, tổ ong bò vẽ đốt cháy, tán bột hoặc rắc hòa với dầu vừng bôi chữa mụn nhọt, mần ngứa, vết thương lở loét.

Kiêng kỵ:

Người có khí huyết hư hoặc áp xe đã vỡ mủ không dùng được.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More