10 November 2022

0 bình luận

Phân người

10 November 2022

Tác giả: thuc


Phân người

Tên tiếng Việt: Cứt người, Nhân phẩn, Hoàng long thang, Hoàn nguyên thủy, Phấn thanh, Nhân trung hoàng

Tên khoa học: Excrementum Hominis

Công dụng: Chữa ngộ độc sắn, khoai và nấm độc trong núi.

 

 

  • Còn gọi là cứt người, nhân phẩm, hoàng long thang, hoàn nguyên thủy, phấn thanh, nhân trung hoàng.
  • Tên khoa học Excrementum Hominis.
  • Chú thích về tên hoàng là màu vàng, long là con rồng, màu vàng nên gọi như vậy cho thanh nhã; nhân là người, trung là trong, hoàng là màu vàng. Gọi phân người là chất màu vàng trong con người cũng là để gọi cho thanh nhã. Hoàn là trở về, nguyên là nguồn gốc, ý nói phân bón cho cây lúa người ta ăn vào lại thải ra xem như trở về nguồn gốc.

Tại sao giới thiệu vị thuốc này ở đây?

  • Năm 1965, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thời đó là Bộ trưởng Bộ y tế có giao cho một số cán bộ ở Viện chống Lao nghiên cứu dùng phân người làm thuốc. Trước khi giao đề tài, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có kể câu chuyện sau đây: Vào đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở các tỉnh phía Nam (cuối năm 1945-đầu năm 1946) một đơn vị ta bị ngộ độc vì ăn phải nấm độc. Các thầy thuốc tây y và đông y ở đơn bị đều bó tay. Khi bác sĩ đến thăm, anh em có hỏi ý kiến, những bác sĩ cũng chịu. Trước hoàn cảnh khó khăn ấy, anh em đồng ý để bà cụ chữa chạy giúp bộ đội. Bà cụ đi ra ngoài một lúc trở về chế thuốc và cậy miệng cho những người bị ngộ độc uống. Tất cả đều được cứu sống trước sự ngạc nhiên của những thầy thuốc y học hiện đại. Nhưng mọi người còn ngạc nhiên hơn nữa khi hỏi bà cụ dùng thuốc gì thì bà cụ cho biết đã dùng cứt người khô đốt cháy, hòa với nước. Chắc chắn nếu biết trước và cụ sẽ dùng cứt người để chữa cho bộ đội, nhiều người không dám để bà cụ làm. Nhưng trước sự thật hiển nhiên, mọi người ngạc nhiên nhưng vẫn còn bán tín bán nghi. Phải đợi 20 năm sau, trước nhu cầu thuốc chống choáng cho bộ đội đánh giặc, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mới nghĩ đến tìm hiểu cơ sở khoa học của kinh nghiệm dùng vị thuốc quá độc đáo này của nhân dân vì bác sĩ nghĩ rằng, ngộ độc nấm là một trường hợp choáng.
  • Sau khi nghe bác sĩ kể lại câu chuyện trên, với kinh nghiệm 20 năm tìm hiểu những bí quyết y học cổ truyền Việt Nam, nhất là những bài thuốc gia truyền như vậy, chúng tôi tìm đọc bộ sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân viết và in từ thế kỷ 16 vì chúng tôi cho rằng hầu hết những bài thuốc còn lưu lại đến ta đều có ghi chép lại trong những tài liệu cổ. Bản dịch gồm hơn 2000 từ với gần 4 trang đánh máy. Đầu tháng 7/1985 chúng tôi còn được thấy bản dịch ấy chép lại trong Sổ nghiên cứu của Viện chống lao. Ở đây chúng tôi chỉ trích dịch giới thiệu một số để gợi ý những ai muốn nghiên cứu thêm.

Công dụng chữa bệnh của phân người được ghi trong tài liệu cổ

Qua tài liệu dịch nói trên, phân người ít nhất cũng đã được sử dụng chữa một số bệnh hiểm nghèo từ thế kỷ thứ 6. Ngoài dạng phân khô đốt cháy, hòa nước uống còn có mấy dạng độc đáo sau đây:

1. Hoàng long thang còn gọi là phấn thanh hay hoàn nguyên thủy hoặc nhân trung hoàng: Ở gần nơi thành thị, người ta dùng một cái ang bằng sành có nắp, bỏ phân người vào trong, để yên lâu năm sẽ được một thứ nước rất đen và đắng chữa được bệnh dịch và người gần chết.

2. Nhân trung hoàng xem thêm ở vị cam thảo.

Phân người chủ trị sốt dữ dội do thời khí sinh ra, phân người còn có tác dụng giải độc, nhiệt độc của bệnh thương hàn, đắp vào nơi đinh thũng trong 1 ngày chân đinh thường vỡ ra. Còn chữa cốt chứng lao phục (trong xương đau nhức), ung thũng phát bối, sởi đậu không mọc được.

Trong tài liệu có giới thiệu 33 đơn thuốc chữa rất nhiều bệnh hiểm nghèo. Ở đây chúng tôi cũng chỉ xin trích giới thiệu một vài đơn chính:

  • Chữa ngộ độc sắn, khoai và nấm độc trong núi: Nếu người bị ngộ độc sắp chết cho uống một thang phân là sống (theo sách Trửu hậu phương)
  • Chữa ngộ độc nem, thịt thì đốt phân thành than uống với rượu (cũng trích ở Trửu hậu phương)
  • Tâm phúc cấp thống (vùng tim và vùng bụng đau quặn dữ dội): Dùng phân người nghiền đều với mật, uống với nước.

Thành phần hóa học của tro phân người

  • Với sự chỉ đạo nghiên cứu của Phạm Ngọc Thạch, năm 1985 khoa Sinh hóa của Viện chống lao đã phân tích than phân người thấy toàn bộ gồm những muối kali với tỷ lệ kali clorua 2g, kali cacbonat 0,44g, kali photphat axit 0,62g, kali sulfat 1,85, KOH 0,25 (0,55g). Từ kết quả nghiên cứu này Viện chống lao cho chế các muối trên thành 100 ml thuốc tiêm đóng ống 5ml mang tên NT-9 (nhân trung, pH 9) thí nghiệm cho chó trước khi thử cho người để chữa choáng.
  • Tiếc rằng sau khi bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mất đi không ai tiếp tục công trình nghiên cứu này.
  • Chúng tôi ghi chép lại vị thuốc này ở đây với ý nghĩ chúng ta cần hết sức thận trọng khi thừa kế hoặc phê phán những kinh nghiệm chữa bệnh dùng thuốc của cha ông.

 

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More