10 November 2022

0 bình luận

Rau Dừa nước

10 November 2022

Tác giả: thuc


Rau Dừa nước

Tên tiếng Việt: Rau dừa nước, Rau dừa trâu, Thụy thái, Thủy long, Du long

Tên khoa học: Ludwigia adscendens (L.) Hara

Họ: Onagraceae (Rau dừa nước)

Công dụng: Ghẻ lở (cả cây giã đắp). Sốt, viêm bàng quang, đái ra dưỡng trấp, ho, sởi, giảm niệu (toàn cây). Dùng ngoài chữa viêm mủ da, áp xe vú, viêm tuyến mang tai, viêm da, rắn độc cắn.

 

Mô tả cây

Dừa nước là một cây mọc bò nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng, lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại, đầu tù hay hơi tròn, dài 4-6cm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá màu trắng, cuống dài 1cm. Đài 5 răng, tràng 5, nhị 10, bầu hạ 5 ô. Quả nang hình trụ dài 25mm, mở thành ba mảnh, trên mặt có lông. Hạt nhiều nhỏ hơi hình chữ nhật.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang dại, rất phổ biến ở các ao, đầm, bờ ruộng ẩm ướt. Nhiều nơi chỉ dùng làm thức ăn cho lợn. Còn thấy mọc ở Malaixia, Ấn Độ, Trung Quốc
  • Có thể thu hái quanh năm. Hái về rửa sạch, thái ngắn, phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

  • Hoạt chất chưa rõ. Chỉ mới thấy trong thân lá có những hợp chất flavon, tannin, rất nhiều chất nhầy, rất nhiều muối Na, K.
  • Phân tích về mặt thực phẩm, thấy trong 100g rau dừa nước có 2,62g protit, 4,5g gluxit, 5,5g xenluloza, 1,2g tro, 153mg canxi, 2,5ng P, 0,7mg Fe, 0,26mg carotene, 52mg vitamin.

Công dụng và liều dùng

  • Nhân dân chỉ hay dùng rau dừa nước làm thức ăn cho lợn. Một vài nơi dùng ăn sống như xà lách.
  • Có người dùng cây giã nát với dầu thầu dầu rồi xát lên đầu chữa sài đầu (teigne) và một số bệnh da đầu khác. Tại một số vùng khác, nhất là đồng bào miền Nam dùng sắc uống chữa sốt, lỵ ra máu, dùng ngoài chữa rắn cắn, bỏng. Tại Malaixia, nhân dân cũng dùng cây giã nát chữa bệnh ngoài da. Nhân dân đảo Angti sắc lấy nước chữa mắt và rửa vết thương cho chóng lên da.
  • Năm 1970, theo kinh nghiệm của lương y Phạm Công Tuyên, Tạ Trác Dụ ở Bệnh viện đông y Hà nội đã dùng nước sắc rau dừa nước (100g khô/ngày, uống liên tục từ 5-10 ngày) chữa 25 người (23 nữ, 02 nam) bị viêm bang quang mà không do sỏi hoặc lao bàng quang hay thận với những triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái ra máu. Kết quả thu được rất tốt: sau một đến hai tuần điều trị, bệnh nhân hết đái buốt, đái rắt nước tiểu bình thường sau 6 tháng hay hơn không thấy tái phát (Sức hoẻ, 11-1970)
  • Các tác giả còn mở rộng điều trị 37 trường hợp đái ra dưỡng chất (chylurie) và huyết dưỡng chấp (hermochylurie) mắc bệnh từ 1 tháng đến 1-2 năm. Bệnh nhân đi tiểu đục kéo dài, có bệnh nhân sáng dậy đái bật ra từng miếng màu trắng như thạch hoặc màu hồng như miếng thịt. Kiểm tra máu không thấy ấu trùng giun chỉ. Kết quả thu được rất tốt. Cách dùng cũng như trên: Mỗi ngày uống 100-200g rau dừa khô dưới dạng thuốc sắc (thêm 1,5-2 lít nước, đun sôi 2-3 giờ còn 0,5lít chia 2 lần uống trong ngày). Thời gian điều trị 4-64 ngày. Trong thời gian điều trị bệnh nhân kiêng mỡ, trứng, ít ăn mặn hoặc ăn nhạt. Không những làm hết dưỡng chấp mà còn hết cả anbumin, hồng cầu bạch cầu trong nước tiểu.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More