10 November 2022

0 bình luận

Rau ngổ trâu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Rau ngổ trâu

Tên gọi khác: Rau ngổ dại, rau ngổ tía, ngổ nước, ngổ đất, ngổ hương

Tên khoa học: Enhydra fluctuans Lour.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Công dụng: chữa cảm sốt, bí trung tiện, bí đái, đái ra máu, vết thương chảy máu, băng huyết, thổ huyết, viêm tấy, ăn không tiêu, đầy bụng, bệnh về gan mật và thần kinh, chữa bí trung tiện, bị đái, đái ra máu, băng huyết do nóng.

Mô tả

  • Cây cỏ, dài hàng mét, phân nhánh chủ yếu ở ngọn, bén rễ ở những mấu. Thân hình trụ, có rãnh.
  • Lá mọc đối, hình mác – thuôn, dài 5 – 6 cm, rộng 0,6 – 1 cm, gốc loe rộng và ôm thân, đầu thuôn nhọn, mép khía răng.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành đầu sau ở lá, không cuống; 4 lá bắc hình trái xoan tù, màu lục; hoa cái và hoa lưỡng tính đều sinh sản, không có mào lông; tràng hoa hình lưỡi chia 3 thùy, rất ngắn; 5 nhị, bao phấn dày, có tại nhỏ ngăn và nhọn; bầu hình trụ cong, tràng hoa hình ống thùy hơi nhọn.
  • Quả bế.

Phân bố, sinh thái

Chi Enhydra Lour., chỉ có một loài rau ngổ trâu ở Việt Nam. Rau ngổ trâu là loại cây nhiệt đới, phân bố cả những vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới của Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Ở Việt Nam, câyphân bố ở hầu hết các tinh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng.

Rau ngổ trâu thuộc nhóm cây thảo, sống nhiều năm, thường sống ở môi trường nước nông, gốc ở dưới bùn còn toàn bộ phần thân, cành vươn dài nổi trên mặt nước, do thân xốp. Nơi mọc thường thấy là ở vùng đồng chiêm trũng, kênh mương, ven ao hồ hoặc suối ở cửa rừng.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Theo Krishnaswamy N. R. et al., 1995, lá rau ngổ trâu chứa 3 sesquilacton và 2 chlorin mới có melampolide (Phytochemistry 1995,38 (2) 433 – 51. (CA 122: 209780m).

  • Rau ngổ trâu có hàm lượng protein cao đồng thời là nguồn cung cấp β – caroten (3,7 đến 4,2 mg/100g tính theo trọng lượng tươi (CA 110:202170s).
  • Rau ngổ trâu (tính theo %) protein 1,5; lipid 0,3; cellulose 2,0; dẫn chất không protein 3,8; chất khoáng toàn phần 0,8%; caroten, vitamin B; vitamin C, tinh dầu; stigmasterol (Võ Văn Chi, 1997).
  • Toàn cây chứa tinh dầu 0,21%, stigmasterol 0,05%, và một ít chất đắng (The wealth of India III, 1952).

Tác dụng dược lý

Tác dụng giảm đau:

Cao khô rau ngổ trầu chiết bằng methanol cho chuột nhắt trắng uống với liều 250 mg/kg và 500 mg/kg. Thử tác dụng giảm đau trên hai mô hình là mô hình gây đau bằng cách tiêm vào phúc mạc của chuột dung dịch acid acetic và mô hình kẹp đuôi chuột với một áp lực vừa đủ để chuột không uống thuốc bị đau. Kết quả cho thấy cao khô rau ngổ trâu có tác dụng giảm đau trên cả hai mô hình [Rahman et al., 2002, Fitoterapia, vol.73, No. 7 – 8:707 – 709].

Tính vị, công năng

Rau ngổ trâu có vị hơi đắng, tính mát, mùi thơm, không độc, có tác dụng thông hoạt, trung tiện, lợi tiểu tiện, mát huyết, cầm máu.

Công dụng

Toàn cây rau ngổ trâu được dùng chữa cảm sốt, bí trung tiện, bí đái, đái ra máu, vết thương chảy máu, băng huyết, thổ huyết, viêm tấy, ăn không tiêu, đầy bụng. Hạt rau ngổ trâu trị các bệnh về gan mật và thần kinh.

Lá tươi giã nát đắp vào da chỗ bị phát ban, mụn rộp, sưng phồng. Liều dùng mỗi ngày 12 – 20g cây khô sắc uống, nếu tươi dùng 30 – 40g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Trong nhân dân, cành lá non rau ngổ trâu có mùi thơm để nấu canh chua, cũng có thể ăn sống, làm gia vị.

Để chữa bí trung tiện, bị đái, đái ra máu, băng huyết do nóng, dùng rau ngổ trâu tươi 30g, rửa sạch, giã nát, cho thêm thước chín để nguội, khuấy đều, gạn lấy nước, bỏ bã, pha thêm đường đủ ngọt rồi uống.

  • Ở Ấn Độ, lá ngổ trâu được dùng để nhuận tràng, chữa khó tiêu, bệnh đường dẫn mật, bệnh gan, bệnh da và bệnh thần kinh. Dịch ép lá còn dùng để làm dịu trong bệnh lậu, thường phối hợp với sữa bò hoặc sữa dê.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More