10 November 2022

0 bình luận

Rau tàu bay

10 November 2022

Tác giả: thuc


Rau tàu bay

Tên khoa học: Crassocephalum crepidioides (Benth.) S. Moore

Tên đồng nghĩa: Gynura crepidioides Benth.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Công dụng: dùng làm rau ăn sống hoặc luộc, xào, nấu canh, muối dưa, giã nát đắp lên những vết rắn cắn.

Mô tả

  • Cây thảo, mọc đứng, cao 0,7 – 1m. Thân hình trụ, mập, có rãnh dọc.
  • Lá mọc so le, phiến mỏng, hình bầu dục hoặc trứng dài, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía răng to, đôi khi chia thuỳ không đều, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành ngù mang nhiều đầu; tổng bao lá bắc gồm khoảng 20 cái hình sợi, mép khô xác; hoa màu hồng nhạt, mào lông mịn, trắng mềm, tràng mảnh, phình ra ở đầu; bầu hình trụ.
  • Quả bế, hình trụ mang một mào lông trắng đỉnh.

Phân bố, sinh thái

Chi Crassocephalum Moench chỉ có một loài là rau tàu bay ở Việt Nam. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi và Madagasca, sau phát tán đi khắp các vùng nhiệt đới khác, nhất là các nước ở vùng Nam Á, Đông Nam Á và cả ở châu Đại Dương.

Ở Việt Nam, rau tàu bay phân bố rộng rãi khắp các địa phương, từ vùng đồng bằng đến miền núi cao lạnh khoảng 1.500m trở xuống. Đó là loại cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm khắp mọi nơi.

Bộ phận dùng:

Ngọn non và lá.

Thành phần hoá học

Rau tàu bay chứa nước 93%, protein 2,5%, glucid 1,9%, cellulose 1,69%, dẫn chất không protein 3,7%, chất khoáng toàn phần 0,9%, trong đó có Ca 81 mg%, P 25%, caroten 3,4mg% và vitamin C 10mg% (Võ Văn Chi, 1997).

Công dụng

Rau tàu bay được dùng làm rau ăn sống hoặc luộc, xào, nấu canh, muối dưa. Khi nấu canh phải để lắng gạn, bỏ hết dầu, mới đỡ mùi hắc. Dùng lá tươi giã nát đắp lên những vết rắn cắn.

  • Ở Campuchia, nhân dân dùng rau tàu bay để điều trị các biến chứng sau khi sinh.
  • Ở Nepal, cả cây hoặc rễ rau tàu bay chế thành dạng bột nhão đắp trị vết đứt, vết thương. Dịch ép lá cây rau tàu bay bối cũng trị vết thương.
  • Ở Nigeria, người ta dùng lá cây rau tàu bay chế thành thuốc xức dùng ngoài hoặc thuốc sắc uống để làm thuốc giảm đau trị nhức đầu và viêm gan.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More