10 November 2022

0 bình luận

Rùm nao

10 November 2022

Tác giả: thuc


Rùm nao

Tên tiếng Việt: Mọt, Kamala, Cánh kiến, Rùm nao, Thuốc sán, Dù mào reo điẳng (Dao)

Tên khoa học: Mallotus philippinensis (Lam.) Muell.-Arg.

Tên đồng nghĩa: Croton philippinense Lam.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Sán, ỉa chảy (Bột đỏ bao quanh quả). Giang mai, phù thũng, viêm loét dạ dày (Vỏ rễ). Sán dây (Lá, quả).

 

Mô tả cây

Cây rùm nao là một cây cao từ 5-15m. Cành gầy lúc đấu có lông măng, màu gì sắt sau nhẵn và ngả nâu nhạt. Lá mọc so le, có cuống dài 10-12m, rộng 3-4cm hình trứng hay lưỡi mác. Phiến lá dài, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông măng, điểm những hạch màu đỏ. Từ cuống tỏ ra ba gân, sát cuống có hai hạch đen. Hoa nhỏ, đơn tính khác gốc không có cánh mọc thành bông ở kẽ lá hoặc đầu cành. Qủa là một nang, hình cầu, đường kính chừng 10mm, gồm 3 mảnh nhỏ, mỗi mảnh mở ra theo đường của 2 van. Trên mặt quả có các hạch hình hạt nhỏ màu đỏ tươi hay đỏ nâu, hạt hình cầu hay hình trứng dài 5mm màu đen mờ.

Phân bổ

Theo A. Petelot (1954) cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi chỉ phát hiện được vào tháng 4 -1962 tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, khi cây đang có quả. Tên địa phương là rùm nao. Sau đó đã thấy cả ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình và nhiều nơi khác.

Bộ phận dùng

  • Hạch và lông ở xung quanh quả. Thường không dùng hạch và lông của lá và các bộ phận khác. Các nước khác dùng với tên kamala. Cách lấy hạch và lông ở quả như sau: hái quả chín đỏ vào tháng 3-4, phơi khô. Đặt lên một cái rây có mắt nhỏ. Xoa bằng tay, các hạch và lông rụng xuống lọt qua rây. Hứng vào tấm vải
  • Các hạch và lông hứng được là một thứ bột mịn, màu đỏ tươi hay đỏ nâu, không mùi, không vị, đốt cháy rất mau, nổi lên mặt nước, nước có màu vàng sau đó bột chìm xuống.
  • Ta có thể dùng cồn, hoặc ete, benzen, clorofoc để lấy ra một chất màu đỏ nâu. Gặp chất kiềm cho màu đỏ

Thành phần hóa học

  • Hoạt chất chính trong hạch và lông rùm nao là một chất màu kết tinh hình phiến mỏng
  • Anderson gọi chất này là rolerin, Perkin gọi là malotoxin, Merck gọi là kamalin.
  • Tác dụng kiềm và đun nóng, rotlerin sẽ cho metylphlorogluxin. Khử oxy bằng natri hydroxuyt và kẽm sẽ được dimetylphlorogluxin
  • Tác dụng axit clohydric, rotlerin sẽ cho isorotlerin
  • Ngoài rotlerin ra rùm nao còn chứa một chất nhựa đỏ, một chất nhựa màu vàng, một chất có tinh thể màu vàng và sáp.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân Việt Nam ít dùng vị thuốc này. Tại Cao Bằng chỉ dùng vỏ cây sắc thuốc chữa bệnh dày da bụng, phù.

Tại các nước người ta dùng hạch và lông của cây này với tên Kamala làm thuốc chữa sán. Ưu điểm của nó là nó có tác dụng tẩy luôn, dễ uống không gây nôn mửa.

Liều dùng: Trẻ em ngày uống 2g bột, chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau ½ giờ

Người lớn: ngày uống 6-12g cũng chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau ½ giờ

Ngoài công dụng trong y dược, bột này còn được nhân dân Ấn Độ dùng làm thuốc nhuộm màu vàng cam

Chú thích:

Trong các tài liệu cũ, thường ghi cây này với tên cánh kiến và nói là dùng nhuộm răng. Chúng tôi cho rằng đây là một sự lầm lẫn khi điều tra. Vì vị cánh kiến dùng để nhuộm răng là một thứ nhựa do một con sâu sống trên nhiều cây tiết ra. Ta gọi là gôm lắc hay sen lac (shell lac), stich lac (stick lac)

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More