10 November 2022

0 bình luận

Sâm cầm

10 November 2022

Tác giả: thuc


Sâm cầm

Tên gọi khác: Cuốc mun, cốc vộc

Tên khoa học: Fulica atra Linnaeus

Họ: Gà nước (Rallidae)

Công dụng: bổ dưỡng cao, tăng lực mạnh, rất thích hợp với người bị thiếu máu, người cao tuổi đang trong thể trạng suy yếu, phụ nữ mới đẻ, trẻ em gầy còm, suy dinh dưỡng.

Mô tả

  • Loài chim di cư cỡ trung bình, nặng 0,5 – 0,8 kg.
  • Thân bầu to hơn con le le và nhỏ hơnChuyên mục con vịt trời.
  • Đầu và cổ phủ lông đen, mắt đỏ. Mỏ nhọn màu vàng nhạt, mào là một cục thịt rộng, màu trắng ngà, hơi nhô lên. Lông ở lưng và bụng màu xám, đuôi màu thẫm hơn.
  • Đôi cánh ngắn phớt tím.
  • Chân cao màu lục xám nhạt, có 4 ngón, 2 ngón giữa có 3 đốt, 2 ngón bến 2 đốt; các ngón đều có màng mỏng khá rộng.

Phân bố, sinh thái

Sâm cầm sống thành bầy đàn ở những khu vực có nước như ao, hồ, đầm lầy, sông ngòi và nhiều cây thuỷ sinh. Phân bố ở miền Nam châu Âu, châu Phi, ở châu Á, có ở Liên Xô trước đây, An Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á. Hàng năm, cứ về mùa đông, từng đàn sâm cầm hàng trăm ngàn con bay xuống phương Nam để tránh rét.

Ở Việt Nam, sâm cầm có ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một thời, sâm cầm gắn bó với Hồ Tây (Hà Nội) như một đặc sản của địa phương nổi tiếng. Thức ăn của sâm cầm là thực vật và động vật (cá nhỏ, tôm, tép, ốc…) sống ở nước. Làm tổ và đẻ trứng như gà nước.

Là loài chim bị săn bắt nhiều nên trữ lượng đã giảm, hiếm gặp.

Bộ phận dùng:

Thịt và chân sâm cầm

Công dụng

Thịt sâm cầm rất mềm, màu đỏ tươi, được chế biến rất cầu kỳ thành những món ăn ngon đặc sắc như quay, rán, hầm, nướng chả.

Thịt chim hầm với một số vị thuốc bắc như đương quy, thục địa, kỷ tử, hạt sen… có tác dụng bổ dưỡng cao, tăng lực mạnh, rất thích hợp với người bị thiếu máu, người cao tuổi đang trong thể trạng suy yếu, phụ nữ mới đẻ, trẻ em gầy còm, suy dinh dưỡng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More