10 November 2022

0 bình luận

Sương sáo

10 November 2022

Tác giả: thuc


Sương sáo

Tên tiếng Việt: Sương sáo, sương xáo, cây thạch đen, lương phấn thảo

Tên khoa học: Mesona chinensis Benth.

Tên đồng nghĩa: Platostoma palustre (Blume) A.J.Paton

Họ: Hoa môi - Lamiaceae

Công dụng: làm mát, chữa cảm mạo, viêm khớp, viêm thận, huyết áp cao, đái đường.

Hình ảnh cây Thạch đen

Mô tả

  • Cây có dạng thân thảo, sống hàng năm, cao từ 40-60cm, ít phân nhánh, cành và thân cây có lông.
  • Lá mọc đối, nguyên, dày, hình trứng hoặc hình thuôn dài dạng trứng, thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp, dài 2-4 (6)cm, rộng 1-1,5cm, mép có răng; cuống dài 0,8-2cm.
  • Cụm hoa xim ở ngọn cành, dài tới 10 (13)cm, có lá bắc màu hồng ở gốc, hoa có cuống dài, có lông. Đài có lông, 3 răng ở môi trên, tràng có màu trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; bộ nhị thò, chỉ nhị màu tím.
  • Quả bế nhẵn, thuôn, dài 0,7mm.

Phân bố

Cây mọc hoang dại và được trồng ở vùng An Giang để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

  • Thu hái toàn cây trừ bỏ rễ.
  • Mùa thu hoạch gần như quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa.

Thành phần hóa học

Chứa nhiều hợp chất polyphenol, tanin và pectin

Tính vị, công năng

Theo y học cổ truyền sương sáo có tính mát, có tác dụng hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.

Công dụng và liều lượng

Nhân dân miền Nam hay dùng thân và lá xương sáo nấu thạch đen ăn cho mát, cách chế như sau: Thân lá xương sáo xay thành bột, thêm nước vào nấu kỹ, lọc lấy nước. Thêm ít bột sắn hay bột gạo vào, nấu cho sôi lại, để nguội được một thứ keo đặc nhưng mềm, màu đen gọi là lương phấn. Khi ăn người ta thái miếng thạch đen cho vào nước đường và nhỏ nước thơm.

  • Ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc.

Theo y học hiện đại, sương sáo có tác dụng có lợi cho sức khỏe như tác dụng chống oxy hóa in vitro, giảm cholesterol máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More