10 November 2022

0 bình luận

Tai tượng úc

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tai tượng úc

Tên gọi khác: Tai tượng nam, tai tượng lá hoa, thiết hiện thái, hải bạng hàm châu

Tên khoa học: Acalypha australis L.

Tên đồng nghĩa: Acalypha gemina Muell. - Arg.

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Công dụng: chữa chảy máu cam, thổ huyết (nôn ra máu), ho, khái huyết (khạc ra máu), tử cung xuất huyết, đại tiểu tiện ra máu, đái buốt, lỵ, trực khuẩn, viêm ruột, viêm da, đòn ngã tổn thương.

Mô tả

  • Cây thảo, sống hằng năm, cao 20 – 40 cm. Thân phân cành ít hay nhiều, thường có khía, phủ lông tơ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục – mũi mác, gốc tròn, đầu nhọn hoặc hơi tù, mép có răng lượng sóng đểu, có lông nhỏ trên các gân; lá kèm hình giùi.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá dạng bông, mang toàn hoa cái hay hoa đực ở đỉnh. Bông mang hoa đực Imảnh dạng xim co thừa hoa, hoa đực có 4 lá đài hình bầu dục, 7 – 8 nhị; hoa cái có 2 lá bắc ở dưới, tận gốc, 3 lá đài, bầu hình cầu, có lông, vòi nhụy xẻ đến tận gốc.
  • Quả gồm 3 mảnh, có lông ở gốc, hạt hình trứng, hơi nhọn ở đỉnh.
  • Mùa hoa: tháng 5 -7.

Phân bố, sinh thái

Chi Acalypha L. ở Việt Nam có 9 loài và 5 thứ (var.). Loài tai tượng Úc trên phân bố rải rác ở nhiều địa phương, từ vùng núi thấp xuống đến trung du và ở cả đồng bằng: Lào Cai, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn (Chi Lăng), Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Lập Thạch), Hoà Bình, Hà Tây cũ (Ba Vì), Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá, Nghệ An (Tân Kỳ), Thừa Thiên – Huế,… Trên thế giới, loài học Dược TQ, 1996, II, 2087] này phân bố ở Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Philippin và Australia.

Tai tượng Úc thuộc loại cây thân thảo, sống 1 năm. Cây ưa ẩm, hơi ưa sáng, cũng hơi chịu được bóng, thường mọc nơi đất ẩm ở các bãi hoang, ven đường đi, nương rẫy.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hóa học

  • Toàn cây tai tượng Úc chứa chất australisin.
  • Chiết xuất từ toàn cây tai tượng Úc nhiều hợp chất phenol và nhận dạng bằng các phương pháp hoá học và quang phổ là acid gallic, acid protocatechuic, acid cafeic, rutin, isoquercitrin, corilagin, furosin và geranin [CA. 119, 1993: 146439, Trường đại học Dược TQ, 1996, II, 2087].

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng virus, kháng khuẩn:

Dịch chiết tại tượng Úc có tác dụng ức chế sự phát triển của virus Herpes simplex [Phạm Hoàng Hộ, 1999, I: 263] và virus cúm A (Luo, 1993), cũng như có tác dụng kháng khuẩn in vitro [Kee, 1999: 410].

Tác dụng dược lý khác:

Trên thực nghiệm, dịch chiết tai tượng Úc còn có tác dụng chống hen, hạ sốt và cầm máu [Kee, 1999: 410].

Thử lâm sàng điều trị viêm đường hô hấp trên:

Dịch chiết của một bài thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc gồm các cây lưỡi rắn trắng (Oldenlandia diffusa), cây cỏ sữa Euphorbia humifusa, cây tai tượng Úc và cây Onychium japonicum (chưa thấy có ở Việt Nam) gọi là hợp dịch 716 đã được dùng để điều trị viêm đường hộ hấp trên cho 150 trường hợp chia làm 2 lô một cách ngẫu nhiên. Lô 1 dùng thuốc nghiên cứugồm 89 trường hợp; lô 2 đối chứng 61 trườnghợp. Kết quả cho thấy, ở lô 1, tỷ lệ có hiệu quả là 92% và lô 2 là 67%. Như vậy, bài thuốc có tác dụng điều trị viêm đường hô hấp trên. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, bài thuốc ức chế rõ sự phát triển của virus cúm A và có tác dụng độc tế bào, nhưng yếu (Luo, 1993).

Tính vị, công năng

Tai tượng Úc vị hơi đắng, chát, tính bình, hơi mát, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, cầm máu, thu sáp, liễm khí nghịch, trừ lỵ.

Theo tài liệu Trung Quốc, sách “Phúc kiến dân gian thảo dược” ghi: tai tượng Úc vị hơi đắng, chát, tính bình, sách “Quảng Tây trung được chí” ghi: vị nhạt, chát, tính bình; còn sách “Hà Bắc trung được thủ sách” (thủ sách là sổ tay) ghi: vị hơi ngọt, đắng, tính mát.

Công dụng

Tai tượng Úc được dùng để chữa chảy máu cam, thổ huyết (nôn ra máu), ho, khái huyết (khạc ra máu), tử cung xuất huyết, đại tiểu tiện ra máu, đái buốt lỵ trực khuẩn, viêm ruột, ỉa chảy, tràng nhạc, viêm da, đòn ngã tổn thương.

Liều dùng 15 – 30g mỗi ngày, sắc nước uống. Trường hợp ta ra máu, đái ra máu, nên dùng liều cao hơn, mỗi lần 40 – 50g sắc uống.

Dùng ngoài, lấy lượng đủ cây tươi, rửa sạch giã nát đắp, hoặc nấu nước tắm rửa để chữa viêm da, nổi mẩn, lở ngứa, rắn cắn hoặc côn trùng đốt.

  • Ở Đài Loan, toàn cây tai tượng Úc cũng được dùng để cầm máu khi bị chảy máu cam, ho máu, lao hạch, ho, kiết lỵ, ỉa chảy, viêm da, sưng chân, rắn cắn [Perry et al., 1980: 136].

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More