10 November 2022

0 bình luận

Tếch

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tếch

Tên gọi khác: Giá tị

Tên khoa học: Tectona grandis L.f

Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Công dụng: chữa viêm da, chữa đau răng, viêm lợi, viêm miệng, chữa buồn nôn, nôn, khó tiêu.

Mô tả

  • Cây to, cành có cạnh, phủ lông hình sao màu gỉ sắt.
  • Lá rất to, mọc đối, hình trái xoan hoặc trứng rộng, đôi khi gần tròn, dài 23 – 60 cm, rộng 22 – 37 cm, gốc tròn hoặc hơi thuôn, đầu nhọn, mặt trên nhẫn trừ các gân và thường có những mụn nhỏ, mặt dưới phủ lông dày hình sao, màu vàng nhạt; cuống lá có lông dài 2,5 – 5 cm.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chuỳ rộng phân nhánh bậc ba, có lông hình sao; lá bắc nhọn, hình mũi mác; hoa màu trắng, đài hình chuông có lông, răng 5 – 6 không rõ, có nhiều tuyến màu đỏ; tràng có ống nhăn, ngắn hơn đài, 5 – 6 cánh tròn dài hơn đài, có lông và tuyến; nhị 5 – 6 hơi thò ra ngoài; bầu hình nón rộng, có lông dày, 4 ô.
  • Quả hạch, hình cầu, có lông dày hình sao, nằm trong đài tồn tại phát triển rộng, có nhiều dân mạng.
  • Mùa hoa; tháng 10 – 12; mùa quả: tháng 1 – 3.

Phân bố, sinh thái

Chi Tectona L.f chỉ có 1 loài là cây gỗ tếch ở Việt Nam. Tếch có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Ấn Độ – Mianma và Thái Lan, về sau người ta tìm thấy ở cả Sri Lanca, Indonesia, Lào, Campuchia và cả Việt Nam. Ở Việt Nam, tếch chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh miền núi ở phía Nam, gồm Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận…

Tếch là loại cây gỗ trung sinh, mọc tự nhiên ở chứa 3 dẫn chất anthraquinon trong đó một chất rừng kín thường xanh hay rừng nửa rụng lá; sinh với công thức trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình, với hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

Bộ phận dùng:

Gỗ, vỏ, lá, hoa, hạt.

Thành phần hoá học

  • Lá chứa 6% tanin, hỗn hợp sắc tố quinonoid từ đó phân lập được sắc quinonoid.
  • Nhân chứa 44,5% chất béo.
  • Dầu béo chứa 0,2% acid myristic, 11,0% acid palmitic, 10,2% acid stearic, 2,3% acid arachidic, 29,5% acid oleic, 46,4% acid linoleic, 0,4% acid linoleic.
  • Vỏ cây chứa 7,14% tanin, acia belulinic.

Tác dụng dược lý

Tác dụng độc tế bào:

Từ gỗ rễ cây tếch đã phân lập được lapachol và 5 – hydroxylapachol là những chất độc tế bào. Thử nghiệm trên trứng của một loại tôm biển Artemia salina thấy nồng độ gây chết 50% của trứng rất thấp, LC50 = 5 ng/ml [Khan RM et al., 1999, Phytochemistry, 50 (3): 439 – 442].

Tác dụng gây dị ứng:

Hít phải các tiểu phấn mịn mùn cưa gỗ tếch hoặc tiếp xúc lâu trực tiếp với gỗ tếch có thể bị ngộ độc mạn tính, viêm da, ung thư tuyến (adenocarcinoma) mũi và khoang mũi ở công nhân thường xuyên tiếp xúc lâu dài hàng chục năm với mùn cưa gỗ tếch. Các bệnh thường gặp là viêm da, viêm mũi dị ứng, hen, viêm phế nang dị úng (Hausen BM., 1986, Clinies in Dermatology, vol. 4 (2): 65 – 76).

Tính vị, công năng

  • Hoa, vỏ và gỗ tếch có mùi vị hăng, cay, khó chịu.
  • Gỗ tếch có tác dụng chống viêm, chống nôn.
  • Vỏ tếch làm săn se, lá và hạt có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Hoa và hạt lợi tiểu.

Công dụng

Gỗ tếch thường được dùng chữa viêm da. Gỗ chẻ nhỏ, tán thành bột rồi sắc hoặc ngâm rượu cho đặc, lấy dịch súc miệng, ngậm 10 – 15 phút, rồi nhổ đi để chữa đau răng, viêm lợi, viêm miệng.

Nước sắc hoặc dịch ngâm rượu, cô thành cao, rồi bôi lên vết thương của trâu, bò ở dưới cái ách để chống lở loét, hội thối. Bột vỏ cây tếch 1g, bột hoa cây tích 3g, sắc uống chữa buồn nôn, nôn, khó tiêu.

Dầu hạt tích bôi ngoài chữa hắc lào, lở, ghẻ và làm chóng mọc tóc. Lá sắc nước uống cũng chữa nôn mửa.

  • Theo Tân hoa bản thảo cương yếu, hoa và hạt có tác dụng lợi niệu; bột gỗ trị bệnh ngoài da và ho khan; vỏ thân và lá trị buồn nôn, nôn mửa [Trung dược từ hải, tập II, trang 1385].
  • Ở Ấn Độ, người ta dùng gỗ tếch chặt nhỏ, nghiền ra bột, làm thành thuốc dán để trị nhức đầu, nóng đầu và sưng tấy. Uống nước sắc bột gỗ để chữa chứng khó tiêu, kèm nóng dạ dày và trị giun. Tro gỗ dùng đắp vào mi mắt bị sưng. Vỏ cây, lá cây làm săn se và cũng dùng chữa viêm phế quản. Rễ sắc uống có tác dụng lợi tiểu, chữa bị đái, vô niệu. Hoa sắc uống để thông mật, lợi tiểu, chữa viêm phế quản. Dầu hạt bôi để kích thích mọc tóc và trị ghẻ.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More