10 November 2022

0 bình luận

Thạch tín

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thạch tín

Tên tiếng Việt: Tín thạch, Nhân ngôn, Phê thạch, Hồng phê, Bạch phê, Thạch tín

Tên khoa học: Arsenriicum

Công dụng: Có tác dụng trừ đờm, chữa sốt rét, ăn hết những chỗ thịt thối nát. Còn có tác dụng bổ máu, chữa thiếu máu, vàng da.

Nguồn gốc

Thạch tín có nguồn gốc thiên nhiên hay do chế biến mà thành. Những nguyên liệu thiên nhiên của thạch tín là:

  1. Thân hoa (Arsenolite) có thành phần chủ yếu là As2O3 có thể coi là thạch tín thiên nhiên nhưng rất ít.
  2. Độc sa (Arsenopyrite) có thành phần chủ yếu là hợp chất có lẫn sắt, asen và sunfua
    AsFeS.
  3. Hùng hoàng (Realgar) có thành phần chủ yếu là Asen Sunfua.

Từ hai khoáng chất sau phải chế biến mới có được thạch tín.
Thăng hoa thạch tín ta sẽ được phê sương là thạch tín nguyên chất.

Thành phần hóa học

  • Thạch tín thiên nhiên hay thân hoa có các thành phần chủ yếu là As2O3 tan trong nước, trong kiềm, cacbonat kiềm, axìt, cồn etylic, thường lẫn tạp chất bao gồm sắt (Fe), sunfua (S) larti cho thạch tín có màu hồng. Độc sa có chừng 34,3% Fe; 46% asen; 19,7% sunfua, thường còn lẫn côban, niken, stibi. Một số rất ít độc sa có lẫn vàng.
  • Hùng hoàng.
  • Phê sương chỉ gồm có As2O3 nguyên chất.

Công dụng và liều dùng

  • Đông y cho rằng thạch tín có vị cay, chua, tính nóng, rất độc, có tác dụng trừ đờm, chữa sốt rét, ăn hết những chỗ thịt thối nát. Còn có tác dụng bổ máu, chữa thiếu máu, vàng da.
  • Liều dùng 1mg đến 10mg. Dùng ngoài không kể liều lượng. Thực tế cũng cần chú ý để tránh dùng nhiều quá để khỏi gây ngộ độc.

Đơn thuốc có thạch tín

Chữa hen suyễn lâu ngày:  Hồng phê thạch 2g, đạm đậu sị 20g. Chế thành viên nhỏ bằng hạt vừng. Mỗi lần uống 2 đến 3 viên chữa hen suyễn lâu ngày (kinh nghiệm nhân dân).
Cùng loại đơn này, nhiều khi người ta cho thạch tín vào trong một quả dừa nung chín lên, rồi dùng than dừa chế thành viên cho người hen suyễn uống. Thuốc có độc, dùng phải cẩn thận.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More