10 November 2022

0 bình luận

Thanh thất

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thanh thất

Tên khoa học: Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston

Tên đồng nghĩa: Adenanthera triphosa Dennst., Ailanthus malabarica DC.

Tên gọi khác: Cây cun, cây xuân, cây bút, bông xuất, càng hom

Họ: Thanh thất (Simaroubaceae)

Công dụng: làm thuốc bổ đắng, kích thích tiêu hóa, chữa kiết lỵ, ỉa ra máu, đau bụng ỉa chảy.

Mô tả

  • Cây to, cao 15 – 20m, phân nhánh nhiều.
  • Lá kép mọc so le, dài đến 1m, thường tập trung ở đầu cành, lá chét mọc đối hình trái xoan, nhẵn, gốc lệch, đầu nhọn, mép nguyên, dày và thường lượn sóng.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành sim dài đến 25 cm; đài có răng nhọn họp thành hình đấu, có lông ở mặt ngoài; tràng 5 cánh hình thoi nhọn; nhị 10, nhẵn.
  • Quả (dực quả) hình trái xoan, có cánh bao quanh; hạt tròn, dẹt.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Trong số 3 loài thuộc chi Atlanthus Desf. Đã biết ở Việt Nam thì loài thanh thất (A.triphysa) có diện phân bố rộng rãi nhất, bao gồm các tỉnh: Lạng Sơn (Hữu Lũng); Sơn La (Mộc Châu, Thuận Châu, Sông Mã); Tuyên Quang (Chiêm Hoá); Phú Thọ (Đoan Hùng); Vĩnh Phúc (Tam Đảo); Thanh Hoá (Cẩm Thuỷ); Nghệ An (Tân Kỳ, Cô Ba); Đà Nẵng (Bà Nà); Quảng Nam (Có Lao Chàm); Gia Lai Kon Hà Nùng), Khánh Hoà (Hoà Cát); Đồng Nai (Trảng Bom)… Trên thế giới, loài cây này có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Australia.

Thanh thất là loài cây gỗ trung bình, cũng có thể cao tới 20m. Cây ưa sáng, thích nghi cao với vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Cây mọc ở các tỉnh phía Nam, có khả năng chịu hạn tốt và có thể sống cả nơi đất đai ít màu mỡ. Chúng thường mọc lẫn với các loài cây gỗ và cây bụi khác ở rừng thứ sinh, đôi khi thấy cây nhỏ ở đồi cây bụi. Ra hoa quả hàng năm, tái sinh tốt.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân, nhựa tiết ra từ thân.

Thành phần hóa học

Vỏ thân và rễ chứa 5 alcaloid là 1 – acetyl – β – carbolin, 1 – acetyl-4-methoxy – β-carbolin, 4, 8- dimethoxy – 1 – vinyl-β-carbolin, dehydrocrenatin và 1-carbamoyl-β-carbolin và một số chất khác.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kích thích tiêu hoá và hạ sốt: Vỏ cây có vị đắng, có tác dụng kích thích tiêu hóa. Còn có tác dụng hạ sốt [Nadkarni, 1999: 58].

Thử lâm sàng chữa kiết lỵ: Thử trên 15 bệnh nhân bị kiết lỵ được điều trị ngoại trú bằng dịch vỏ cây thanh thất, kết quả thu được rất tốt [Kirtikar et al., 1998, I: 506]

Tính vị, công năng

  • Vỏ cây thanh thất có vị đắng, mùi thơm, tính ấm không độc; có công năng lợi thấp, thu liễm, chỉ lỵ, sát trùng.
  • Lá cây có độc.

Công dụng

Vỏ thân và rễ cây thanh thất là thuốc bổ đắng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, được dùng trong những trường hợp kém ăn, phụ nữ sau khi đẻ để thanh lọc máu và tiêu cơm. Ngày dùng 20 – 30g sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu uống.

Vỏ thân, vỏ rễ cũng dùng để chữa kiết lỵ, ỉa ra máu, đau bụng ỉa chảy, bạch đới: mỗi lần dùng 6 – 12g dược liệu khô, tán bột uống, ngày 2 – 3 lần.

Để chữa sốt, dùng vỏ hoặc là thanh thất với liều 6 – 12g sắc uống. Ở Gia Lai, Kon Tum, đồng bào ta dùng quả sắc uống để chữa ho và điều kinh.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More