10 November 2022

0 bình luận

Thiến thảo

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thiến thảo

Tên tiếng Việt: Thiến thảo, Tây thảo, Mao sáng, Dù mi nhùa (Hmông), Hùng si sẻng (Tày)

Tên khoa học: Rubia cordifolia L.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

Công dụng: Thông kinh, đái ra máu, viêm khí quản mạn tính, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, viêm gan hoàng đản (Thân rễ sắc uống). Dùng ngoài chữa đòn ngã tổn thương.

 

Mô tả cây

  • Cây mọc leo, sống lâu năm, rễ sống dai, thân vuông, có gai rất nhỏ, mọc quặp xuống.
  • Lá mọc vòng 4 lá một (thực tế là lá mọc đối, với lá kém phát triển, trông như 4 lá mọc vòng).
  • Phiến lá hình bầu dục đầu nhọn, dài 2-4cm, rộng 2,5-3cm, mép cũng có gai, gân lá hình cung.
  • Hoa nhỏ màu vàng nhạt, mọc thành xim dài 3-20cm ở đầu cành hay kẽ lá.
  • Quả tròn, màu đen, khi chin trong chứa 1-2 hạt hình cầu, đường kính 4mm, hõm ở giữa, lưng phình lên. Mùa hoa quả: tháng 9-11

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại ở những vùng núi cao mát như Sapa, Nghĩa Lộ, Lai châu.
  • Người ta đào rễ vào thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô

Thành phần hoá học

  • Trong rễ thiến thảo có chứa một chất glucozit, axit rutherythric, alizarin, một ít purpurin, rubiadin, glucoza
  • Dưới tác dụng của men (erythrozin hay rubiaza) axit rutherythric sẽ tách ra thành glucoza và alizarin hay dioxyanthraquinon, purpurin là một trioxyanthraquinon, chất glucozit sinh ra purpurin chưa tách ra được, rubiadin là một metylpurpuroxanthin. Chất purpuroxanthin trong Rubia sikkimensis là một đồng phân màu vàng của alizarin và là một dioxyanthraquinon

Công dụng và liều dùng

  • Thiến thảo là một vị thuốc bổ, lợi tiểu, giúp ăn ngon cơm, điều kinh. Còn dùng chữa thổ huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam. Ngày dùng 2-5g dưới dạng thuốc bột, có thể chế thành cao nước mềm dùng với liều 0,3-1g / ngày. Uống thuốc này, xương những người uống cũng có màu đỏ.
  • Chú thích: Tại những nước phương tây, người ta dùng rễ cây Rubia tinctorum L với cùng một công dụng. Trước đây việc trồng cây này rất phát triển để làm thuốc nhuộm, có năm sản xuất lên tới 6 vạn tấn rễ. Nhưng sau khi tổng hợp được alizarin việc trồng cây này kém phát triển và từ đó việc dùng cây này làm thuốc cũng ít dần.

Các bài thuốc có thiến thảo

  • Trị chảy máu cam do nhiệt: Thiến mai hoàn ( Phổ tế bản thị phương) gồm: Thiến thảo, Ngãi diệp, Ô mai lượng bằng nhau tán bột mịn luyện mật làm hoàn, uống mỗi lần 2 – 4g, ngày 2 – 3 lần.
  • Trị viêm phế quản mạn tính: dùng Thiến thảo và vỏ cây cam chanh chế thành thuốc sắc.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More