10 November 2022

0 bình luận

Thiên trúc hoàng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thiên trúc hoàng

Tên tiếng Việt: Trúc hoàng phấn, Phấn nứa, Trúc cao, Thiên trúc hoàng

Tên khoa học: Concretin silicea Bambusa

Họ: Poaceae (Lúa)

Công dụng: Trấn kinh,an thần, nhiệt trừ đờm, định tâm.

 

Chế biến thiên trúc hoàng

  • Bốn mùa đều có thể có thiên trúc hoàng, nhưng thường hay có vào thu đông, vì nước trong các đốt tre, nứa dần dần ngưng đọng lại mà có. Thường khi đốt nương làm rẫy, người ta thu thập thiên trúc hoàng ở nhưng đốt cây nứa bị đốt cháy. Lấy ra phơi khô là được.
  • Nhưng nếu đốt quá nóng, màu sắc chuyển màu xanh xám hay đen xám là kém, nếu lẫn đất cát phẩm chất còn kém hơn. Những cục trắng được coi là loại tốt. Kích thước thiên trúc hoàng to nhỏ không nhất định: to có thể đạt tới 1-1,5cm, nhỏ chỉ đo đuợc 1-2mm. Chất nhẹ, dễ vỡ vụn, nếm thì thấy dính vào lưỡi, không có mùi vị gì đặc biệt.

Phân bố

Tại những vùng rừng núi ở nuớc ta đều có. Việt Nam là một trong các nước có thiên trúc hoàng bán sang Trung Quốc. Ngoài ra, theo Dược tài học, Trung Quốc còn mua của Ấn Độ, Inđônêxia.

Thành phần hoá học

Thành phần của thiên trúc hoàng chủ yếu gồm có kali hydroxyl (1,1%), silic (90,5%), Al2O3 (0,9%), Fe2O3 (0,9%). Ngoài ra còn có ít canxi cacbonat.

Tác dụng dược lý

Chưa thấy tài liêu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

  • Thiên trúc hoàng là một vị thuốc dùng trong nhân dân, chủ yếu để chữa trẻ con bị kinh giật (an thần, định kinh giản) dùng cho người lớn chữa các trường hợp sốt mê man, bị cảm, không nói được. Ngoài ra còn có tác dụng chữa ho, trừ đờm. Liều dùng hàng ngày: 3-9g dưới dạng thuốc sắc. Nếu dùng dưới dạng bột chỉ cần 1-3g.
  • Theo tài liệu cổ, thiên trúc hoàng vị ngọt, tính hàn, vào tâm kinh. Có tác dụng thanh nhiệt trừ đờm, định tâm, an thần, đuổi phong nhiệt. Dùng chữa người lớn trúng phong cấm khẩu, bệnh nhiệt hôn mê, trẻ con bị kinh giật. Không thực nhiệt không dùng được.

Đơn thuốc có thiên trúc hoàng

Chữa các bệnh về não, lên kinh, (đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyển): Thiên trúc hoàng 2g, ngưu hoàng 1g, chu sa 0,30g. Tất cả tán nhỏ. Trộn đều. Ngày uống 3g. Chia làm 3 lần mỗi lần uống 1g. Trẻ con dùng nửa liều hay ít hơn, tuỳ theo tuổi.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More