10 November 2022

0 bình luận

Thóc lép nhiều quả

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thóc lép nhiều quả

Tên gọi khác: Thóc lép dị quả, cà phấn tàu, tràng dị quả, đậu khác quả

Tên khoa học: Desmodium heterocarpon (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Hedysarum heterocarpon L.

Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: làm thuốc trị lỵ, đòn ngã tổn thương, vết thương do dao chém, trị ngoại thương xuất huyết.

Mô tả

  • Cây thảo hoặc cây bụi, cao 0,3 – 0,9 m, có khi hơn, phân nhánh nhiều. Rễ có nhiều nốt sần.
  • Thân lông chim, mọc so le, 3 lá chét hình bầu dục, dài 2,5 – 6 cm, rộng 1,3 – 2,5 cm, gốc và đầu tròn, mặt trên nhẵn sẫm bóng, mặt dưới màu nâu nhạt hoặc xám trắng, có ít lông, lá chét giữa lớn hơn, lá kèm hình tam giác, dài khoảng 1 cm.
  • Cụm hoa mọc đứng hoặc hơi xiên ở ngọn thân thành chùm bông, cuống có lông mềm màu nâu; lá bắc hình mũi mác dạng trứng, hoa nhiều màu tím hoặc hồng, xếp từng đôi một; đài có 4 thùy dài bằng ống, nhị xốp 1 bó, bao phấn hình bầu dục, màu nâu, bầu nhẵn.
  • Quả mọc thẳng, 6 – 8 đốt, dài 12 – 25 cm, có lông mi.

Phân bố, sinh thái

Desmodium Desv. là một chi lớn trong họ Fabaceae, ở Việt Nam đã biết tới 29 loài và nhiều thứ khác nhau. Thóc lép nhiều quả trên phân bố rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi thấp ở nước ta. Trên thế giới loài này cũng phân bố rộng từ Ấn Độ sang đến Trung Quốc (Nam Trung Quốc), xuống hết thảy các quốc gia ở vùng Đông – Nam Á và đến tận Australia.

Thóc lép nhiều quả thuộc dạng cây thảo hoặc bụi nhỏ, sống nhiều năm. Cây ưa sáng và có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất bạc màu nghèo dinh dưỡng, cũng như đất pha cát khô cằn ở vùng đồi thấp ven biển và rừng khô rụng lá.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần

Thóc lép nhiều quả chứa alcaloid, flavonoid.

Tính vị, công năng

Cây có vị đắng, ngọt, tính hàn, có tác dụng sinh cơ, khứ ứ.

Công dụng

Ở Trung Quốc nhân dân tỉnh Vân Nam dùng toàn cây thóc lép nhiều quả làm thuốc trị lỵ, đòn ngã tổn thương, vết thương do dao chém và ở tỉnh Quảng Tây dùng trị ngoại thương xuất huyết, (Võ Văn Chi, 1997: 1162 – 63).

  • Ở Đài Loan, nước sắc rễ cây được dùng trị bệnh còi xương cho trẻ em.
  • Ở Malaysia, nước sắc cây dùng uống là thuốc bổ và thuốc họ. Rễ nấu chín của cây được dùng ngoài làm thuốc đắp trị đau vú. Thóc lép nhiều quả còn được dùng trị mụn lở, đau tai, đau dạ dày và đau bụng.
  • Ở Campuchia, nhân dân dùng thân cây giã nát đắp bỏ trị gãy xương và rắn cắn.
  • Ở Ấn Độ, nhân dân dùng rễ trị đầy hơi, làm thuốc bổ và lợi tiểu, dùng là để lợi sữa và dùng nước sắc toàn cây để trị đau dạ dày và đau bụng [Perry LM et al., 1980: 213; de Padua L.S et al., 1999: 242].

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More