10 November 2022

0 bình luận

Thôi chanh lá xôn

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thôi chanh lá xôn

Tên khoa học: Alangium salviifolium (L.f.) Wangerin

Tên đồng nghĩa: Grewia salviifolia L.f., Alangium hexapetalum Lamk.

Tên gọi khác: Quăng lông, quăng

Họ: Thôi chanh (Alangiaceae)

Công dụng: làm thuốc bổ đắng để kích thích tiêu hoá và phục hồi sức khỏe, trị khớp bị sưng, chỗ da bị viêm, chữa trĩ

Mô tả

  • Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 4 – 6 m. Cành nhẵn, đôi khi có gai.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục – thuôn, dài 10 – 20 cm, gốc tròn, đầu tù có mũi nhọn ngắn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mềm màu hung hoặc xám, đôi khi nhẵn và điểm những chấm nhỏ, gân lá nổi rõ.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành cụm, 3 – 5 hoa, cuống hoa có 3 lá bắc hẹp; đài 3 răng hình tam giác; tràng 6 – 10 cánh có lông mềm ở mặt ngoài, nhị 10 – 30, dài bằng cánh hoa, chỉ nhị hẹp, có lông ở gốc, bao phấn dài bằng chỉ nhị; bầu 1 ô và 1 noãn.
  • Quả hạch, hình trứng, hơi dẹt, có đài tồn tại, màu tím, có mùi thơm.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 9.

Phân bố, sinh thái

Chi Alangium Lamk. ở Việt Nam đã biết có 6 loài và 1 thứ (var.). Phần lớn chúng là các cây gỗ nhỏ, loài thôi chanh trên cũng thuộc nhóm gỗ nhỏ. Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam: Ninh Thuận (Phan Rang), Đồng Nai (Biên Hoà), Bà Rịa – Vũng Tàu; cây được trồng ở Thảo cầm viên (TP. Hồ Chí Minh). Trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc, Indonesia và Philippin.

Thôi chanh lá xôn là cây ưa sáng, thường mọc rải rác ở rừng thường xanh thứ sinh.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân, vỏ rễ, gỗ, quả.

Thành phần hoá học

Vỏ rễ chứa 2 alcaloid đồng phân là alangin A 0,15% và alangin B 0,10%, nhiều alcaloid khác là marckin, marckidin, tubulosin, emetin, cephaelin, poychotrin, alangicin, demethylpsychotrin.

Vỏ chứa nhiều alcaloid là lamarchinin, N – methylcephaelin, deoxytubulosin, demethylcephaelin, cephaelin, psychotrin, tubulosin dimethylpsy- chotrin.

Lá chứa các chất thuộc các nhóm:

  • Sterol: stigmast – 5, 22, 25- trien – 3β – ol, campesterol, episterol.
  • Terpen: alangisid, alangidiol, isoalangidiol.
  • Alcaloid: ankorin, deoxytubulosin, alangimmarckin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn:
Cao chiết bằng ethanol từ hoa cây thôi chanh lá xôn có phổ tác dụng vi khuẩn rất rộng chống lại các vi khuẩn gram dương và gram âm [Mosaddik et al., 2000].

Tác dụng kháng nấm:
Cao gỗ cây thôi chanh lá xôn có tác dụng ức chế nấm da, lại không gây kích ứng da thỏ, nên có thể triển khai thử điều trị nấm da trên người (Wuthi – udomlert et al., 2002).

Tác dụng trên huyết áp:
Hỗn hợp alcaloid vô định hình chiết từ vỏ thân cây thôi chanh lá xôn có tác dụng 2 pha trên huyết áp ở mèo. Ở liều thấp (0,4 – 1,0 mg/kg), các alcaloid làm hạ huyết áp trong một thời gian ngắn [Srivastava, 1989, 7] Sau đó huyết áp tăng và kéo dài [Chem. Abstr., 1964, 61: 16643 f]. Hỗn hợp alcaloid vô định hình, sau đó đã xác định được gồm có cephaelin, psychotrin, demethylcephaelin và tubologin [Experientia, 1970, 26: 933].

Tác dụng trên tim:
Phân đoạn alcaloid toàn phần chiết từ lá cây thôi chanh lá xôn có tác dụng làm giảm sức co tim ếch ở nồng độ cao [Rastogi et al., 1999, tập I: 19].

Tác dụng trên cơ trơn:
Alcaloid toàn phần chiết từ cây thôi chanh lá xôn ở liều thấp gây co thắt cơ trơn, làm tăng trương lực và tăng hoạt động nhu động của ruột [Nadkarni, 1999: 58]. Nhưng ở liều cao lại có tác dụng chống co thắt và giãn cơ trơn [Chem. Abstr., 1962, 57: 14381 b]. Tuy nhiên alcaloid toàn phần từ lá lại không có tác dụng có ý nghĩa trên cơ trơn trực tràng [Indian J. Med. Res., 1960, 48: 8].

Tác dụng trên hô hấp:
Alcaloid của cây thổi chanh lá xôn dễ gây ra rối loạn hô hấp (Nadkarni, 1999: 58].

Tính vị, công năng

  • Vỏ rễ cây thôi chanh lá xôn vị đắng, chua, cay, có dầu nóng, hắc, có công năng xổ, trừ giun, chữa trĩ, giảm đau, chống viêm.
  • Vỏ thân rất đắng, có công năng thanh nhiệt, phát hãn, cầm nôn mửa, cầm ỉa chảy.
  • Quả có vị chua, chát, ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, trừ giun, nhuận tràng, lợi trung tiện.
  • Hạt có vị ngon, thơm, có năng thanh nhiệt, kích dục.

Công dụng

Vỏ rễ cây thôi chanh lá xôn được dùng làm thuốc bổ đắng để kích thích tiêu hoá và phục hồi sức khỏe, dùng dạng bột hoặc ngâm rượu uống, mỗi ngày 100 – 300 mg bột vỏ rễ. Cũng dùng để lợi tiểu (khi bị báng) và hạ sốt, liều có thể dùng 0,4 – 0,6g bột vỏ rễ mỗi ngày. Có thể phối hợp với vị thuốc khác để trị hen. Cần chú ý vỏ rễ và vỏ thân cây quăng khá độc, vì cần dùng liều thấp. Phải có kinh nghiệm mới được dùng liều cao hơn.

Dùng ngoài thường dùng vỏ rễ tươi hoặc lá tươi, giã nát đắp lên các khớp bị sưng, chỗ da bị viêm. Để chữa trĩ, thường dùng vỏ rễ tươi.

  • Ở Ấn Độ, vỏ rễ cây thôi chanh lá xôn được dùng để tẩy, trục giun, giải độc, viêm quầng, đau lưng, lỵ, trĩ, ỉa chảy, sốt, bệnh ngoài da, trước đây còn được dùng trị phong hủi, giang mai; còn được dùng để chống nôn [Kirtikar et al., 1998, tập II: 1237 – 1239]. Vỏ thân được dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, cũng để chữa sốt và làm ra mồ hôi. Lá được dùng làm thuốc đắp để chữa đau khớp [Chopra et al., 2001: 10].
  • Quả được dùng để nhuận tràng, lợi trung tiện, trị giun, giải độc, dùng trong viêm, bệnh về máu, người nóng, di mộng tinh, bệnh lậu. Hạt có vị ngon và thơm, làm mát, kích dục, khó tiêu, bổ, nhuận tràng, được dùng khi người có cảm giác nóng bừng, người hư hao [Kirtikar, et al., 1998, vol.2: 123].
  • Ở Thái Lan, vỏ thân cây thôi chanh lá xôn được dùng điều trị hen suyễn và ia chảy; gỗ được xem là bổ và dùng trị bệnh trĩ, quả được dùng làm thuốc lợi trung tiện và trừ giun. Ở Indonesia, vỏ rễ và vỏ thân được dùng trị phong hủi, viêm da, thấp khớp, làm săn se; quả để ăn.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More