10 November 2022

0 bình luận

Thủy tiên

10 November 2022

Tác giả: thuc


Thủy tiên

Tên khoa học: Narcissus tazetta L.

Họ: Thuỷ tiên (Amaryllidaceae)

Công dụng: dùng thân hành thuỷ tiên để gây nôn và làm thuốc long đờm, trị hen suyễn, ho gà, chữa sưng đau.

Mô tả

  • Cây thảo nhỏ, sống nhiều năm, có thân hình to phân nhiều nhánh, hình trứng tròn, đường kính 4 – 5 cm, màu trắng, bao bọc bởi những vảy dày.
  • Lá mọc thẳng từ thân rễ, hình dải hẹp, dài 30 – 40 cm, rộng 1,5 – 2 cm, đầu tù, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất mờ.
  • Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dài, được bao bọc bởi một mo mỏng trước khi hoa nở; hoa 4 – 8 cái, thơm, đường kính khoảng 2 – 3 cm, bao hoa màu trắng, có ống dài độ 2 cm mang các thuỷ hình trứng ngược, cong ra phía ngoài, trang phụ hình chén, màu vàng.
  • Quá hiếm gặp.
  • Mùa hoa: tháng 12 – 2,

Phân bố, sinh thái

Chi Narcissus L. trên thế giới có khoảng 60 loài, phân bố ở vùng ôn đới ấm bắc bán cầu nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Địa Trung Hải gồm Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam có 2 loài thủy tiên trong đó có loài thủy tiên trên.

Thuỷ tiên là loại cây thảo ưa ẩm và da vùng có khí hậu mát quanh năm.

Bộ phận dùng:

Thân hành, hoa.

Thành phần hoá học

  • Hoa tươi chứa tinh dầu 0,2 – 0,45% với các thành phần chủ yếu là eugenol, benzaldehyd, alcol benzylic, rutin, narcissin, benzyl acetat.
  • Lá và thân hành chứa lycorin, tazettin và pancratin

Tác dụng dược lý

Hoạt tính trên hệ tim mạch của cao nước A và cao ethanol B của củ thuỷ tiên được nghiên cứu trên các tiêu bản in vivo và in vitro của chuột cống trắng có huyết bình thường và với sự có mặt hoặc không có mặt của các chất phong bế khác nhau. Các cao A và B này gây những đáp ứng hạ huyết áp tương tự phụ thuộc vào liều ở động vật gây mê. Các đáp ứng gây bởi phân đoạn B có thể được trung gian qua sự hoạt hoá của thụ thể adrenergic và cholinergic.

Trên tiêu bản tâm nhĩ cô lập, phân đoạn A làm tăng nhịp tâm nhĩ (làm tăng tần số đập, nhưng không làm tăng lực co cơ). Phân đoạn B, tuy nhiên làm giảm tần số đập tâm nhĩ, nhưng gây tăng lực co cơ (Chiu K. W. et al., 1992).

Tính vị, công năng

  • Tinh dầu thuỷ tiên có mùi mạnh đến mức gây nhức đầu.
  • Thân hành của cây có tác dụng gây nôn, tẩy, lợi tiểu và hấp thu. Thân hành có tác dụng độc [Đỗ Tất Lợi, 1999: 771 72; Deshaprabhu S.B. et al., 1966: 2 – 3].

Công dụng

Thân hành thuỷ tiên có tác dụng mạnh và độc. Khi dùng phải hết sức thận trọng, có thầy thuốc chuyên môn theo dõi. Kinh nghiệm dùng thân hành thuỷ tiên để gây nôn và làm thuốc long đờm, có khi dùng thân hành thuỷ tiên phối hợp với trẻ cây cà độc dược để trị hen suyễn, ho gà.

Còn dùng ngoài để chữa ung thư giã nát thân hình đắp lên các nơi sưng đau. Liều dùng hàng ngày: 1-3, thân hình khố dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More