10 November 2022

0 bình luận

Tiểu kế

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tiểu kế

Tên tiếng Việt: Tiểu kế, Luân kế, Gai thảo hẹp
Tên khoa học: Cirsium lineare (Thunb.) Sch. Bip.
Tên đồng nghĩa: Carduus linearis Thunb.
Họ: Asteraceae (Cúc)
Công dụng: Kinh nguyệt không đều, bạch đới, đòn ngã tổn thương, bệnh đường tiết niệu, viêm da thần kinh, viêm vú, mụn nhọt, viêm mủ da, rắn độc cắn (cả cây).
 

Mô tả

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 0.6 – 1 m. Rễ hình trụ, to bằng ngón tay. Thân thẳng, có rãnh dọc và nhiều lông trắng bạc. Lá mọc so le, cuống rất ngắn hoặc gần như không cuống, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mép có răng không đều và gai nhỏ mềm sắc, măt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông trắng bạc.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành đầu tròn, thường đơn độc, lá bắc xếp thành nhiều bàng không đều, những lá phía ngoài nhọn sắc; hoa rất nhiều, lưỡng tính, màu tím hồng, mào lông màu trắng bẩn, tràng hoa có ống loe, chia 5 cánh, nhị 5, bầu nhẵn.
  • Quả bế, hình thuôn, dẹt và nhẫn, có 5 khía mờ.
  • Mùa hoa quả: tháng 4 – 9.

Phân bố, sinh thái

  • Cirsium Mill., là một chi lớn, có 380 loài là những cây đàng cỏ và bụi có gai, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới Bắc bán cầu. Ở Viêt Nam có 3 – 4 loài, tiểu kế là loài cây thuốc quý.
  • Tiểu kế vốn là cây vùng ôn đới ấm phía bắc, thường mọc trên các đồng cỏ hoặc đồi ở miền Đông Ấn Độ giáp Hymalaya, Trung Quốc và một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nan. Những tỉnh có tiểu kế gồm Lai Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ), Lào Cai (Sa Pa. Mường Khương, Bát Xát), Hà Giang (Đồng Van, Mèo Vạc, Quản Bạ) có tác giả cho rằng cây phân bố đến tận Tây Nguyên (Võ Vãn Chi, 1997). Độ cao phân bố thường từ 1000 đến 2000m (Đèo Hoàng Liên Sơn).
  • Tiểu kế thuộc loại cây ưa sáng và hơi chịu bóng, lúc còn nhỏ, thường mọc lẫn với các loạt cây bụi và cò ở chân núi đá vôi, ven đới va bờ nương rẫy. Hàng năm, cây con mọc từ hạt vào khoảng tháng 4 đến đầu tháng 5, ra hoa quả vào mùa thu và tàn lụi vào mùa đông. Phần gốc mang nhiều rễ củ vẫn tồn tại dưới mặt đất và có thể mọc lại vào giữa mùa xuân năm sau. Tiểu kế ra hoa quả nhiều, hạt có túm lông, phát tán nhờ gió. Tuy nhiên, do hạt quá nhẹ, lại có túm lông nên thường bị mắc lại trên cỏ, không tiếp xúc được với đất, nên lượng cây con trong tự nhiên không nhiều. Tiểu kế cũng là loài đã được xếp vào nhóm các cây thuốc diện quý hiếm, cần được bảo vệ ở Việt Nam.
  • Tiểu kế trồng được bằng hạt và từ các cây con thu thập trong tự nhiên. Những cây tiểu kế lây Ở Hà Giang, trồng tại vườn Trại thuốc Sa Pa… đều sinh trường và phát triển rất tốt.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, phơi khô

Tính vị, công năng

Tiểu kế có vị chua, tính ôn, có tác dung hoạt huyết, tán ứ, tiêu phù, tiêu viêm.

Công dụng

Cả cây tiểu kế được dùng chữa kinh nguyệt không đều, bạch đới, đau bụng kinh, vô kinh, bệnh đường tiết niệu. Ngày 10 – 30g, sắc uống. Dùng ngoài, rễ tươi gĩa đắp chữa viêm vú, mụn nhọt, đòn ngã tổn thương, viêm mủ da, rắn cắn

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More