10 November 2022

0 bình luận

Tra vồ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Tra vồ

Tên khoa học: Thespesia populnea (L.) Soland. ex Correa

Tên đồng nghĩa: Hibiscus populneus L.

Tên gọi khác: Tra bồ đề, tra làm vỡ, tra bứa

Họ: Bông (Malvaceae)

Công dụng: dùng để bổ dưỡng, làm phục hồi lại sức khỏe, trị kiết lỵ, trĩ, ỉa chảy, chữa viêm sưng ngoài da, thấp khớp.

Mô tả

  • Cây nhỡ, cao 5 – 10m. Thân cành nhẵn hoặc có phụ họp thành bởi 3 – 4 lá bắc hẹp, sớm rụng: lông.
  • Lá mọc so le, hình gần tam giác, dài 16 cm, tràng hình đấu, phủ lông hình vảy ở gốc và có rộng 11 cm, gốc hình tim, đầu nhọn, lúc non có lông mi ở mép; nhị nhiều, đỉnh trên một cột; bầu lông, gân chính 5, toả đều; cuống lá dài bằng phiến lá, có lông; lá kèm to nhọn, dễ rụng.
  • Hoa đơn độc, mọc ở kẽ lá, màu vàng, bên ngoài phủ lông dày, cuống hoa dài 3 – 9 cm, có lông; đài hình chén có 5 răng nhọn, có lông; đài phụ hợp thành bởi 3-4 lá bắc hẹp, sớm rụng; tràng hình đấu, phủ lông hình vảy ở gốc và có lông mi ở mép; nhị nhiều đính trên một cột; bầu có lông hình vảy.
  • Quả hình cầu, dẹt ở đầu, đường kính khoảng 5 cm; hạt hơi hình 3 cạnh, có lông.
  • Mùa hoa: tháng 3 – 7.

Phân bố, sinh thái

Chi Thespesia Soland ex Correa ở Việt Nam có 2 loài. Loài tra vồ (Tra bứa) trên phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng ven biển, từ Quảng Nam trở vào; cây cũng phân bố ở một số quốc gia nhiệt đới vùng Đông – Nam, nam châu Á và cà ở châu Phi.

Tra vồ là loại cây gỗ nhỡ, ưa sáng, ưa đất phèn và có thể chịu hạn tốt. Cây thường mọc lẫn trong các quần thụ cây gỗ và cây bụi, trên các vùng đồi núi thấp ở ven biển, đảo. Ở đồng bằng Nam Bộ có thể thấy cây mọc trên các bờ kênh rạch.

Bộ phận dùng:

Quả, vỏ, rễ, lá

Thành phần hoá học

Theo Asakawa Seiichi et al., hoa chứa 5 – 8 – dihydroxy, 7- methoxyflavon, 7 – hydroxyisoflavon và các glycosid tamarixetin 7 – O – β – D – glucosid và kaempferol 7 – O – β – D – rutinosid (CA 125, 1996: 270448 n).

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên sinh sản:

Cho chuột nhắt đực uống cao lá tra vồ gây ra những biến đổi bệnh lý ở các ống sinh tinh bị giãn dài ra, các tế bào Sertoli và tinh trùng trong tinh hoàn. Cao chiết từ hoa làm giảm hàm lượng sterol sinh dục nữ trong buồng trứng của chuột nhắt cái.

Tác dụng chống oxy hoá trên tổn thương gan do CCI4:

Tác dụng chống oxy hoá của cao chiết nước và cao chiết bằng methanol của vỏ cây tra vồ đã được nghiên cứu ở chuột cống trắng trên mô hình gây tổn thương gan bằng carbon tetraclorid hoà trong dầu oliu theo tỷ lệ 1:1. Kết quả cho thấy cao vỏ tra vồ có tác dụng chống oxy hoá có ý nghĩa trên tổn thương gan do carbon tetraclorid ở chuột cống trắng (lavarasan et al., 2003).

Tác dụng chống viêm, giam đau:

Cao ethanol của vỏ cây tra về đã được nghiên cứu tác dụng chống viêm và giảm đau. Tác dụng chống viêm đã được thử với liều uống 100, 200 và 400 mg/kg trên các mô hình gây phủ chân chuột cống trắng bằng carragening histamin và serotonin, cũng như mô hình gây viêm khớp thực nghiệm bằng formalin kết quả cho thấy chỉ ở liều cao (200 và 400 mg/kg, uống) cao mới ức chế có ý nghĩa phù chân do các tác nhân trên, cũng như viêm khớp do formalin.

Tác dụng làm lành vết thương:

Lấy cao tra vồ bôi bên ngoài vết thương và cho uống, cho thấy các vết thương lành và khỏi nhanh có ý nghĩa so với lô đối chứng.

Tác dụng dược lý có liên quan đến Alzheimer:

Cao vỏ tra vồ có thể cải thiện được tình trạng bệnh, cải thiện trí nhớ, giảm cholesterol, kháng cholinesterase và tác dụng chống viêm.

Tác dụng kháng khuẩn:

Các chất alcan, lupenon và lupeol trong trà vô có tác dụng tức chế cả hai loại vi khuẩn gram (+) và gram (-) [Acta Cienc Indica, Chem. 1989, 15:117; Chem. Abstr. 1990, 112: 155297 g; Rastogi et al., 1998, v: 845]. Quả tra vồ cũng có chất kháng sinh chống vi khuẩn đường ruột [Perry et al., 1980: 256].

Độc tính cấp:

Cao chiết bằng ethanol từ vỏ cây tra vồ đã được thử với liều uống cho chuột nhắt trắng là 2000 mg/kg, không thấy có chuột chết (Vasudevan et al., 2007).

Tính vị, công năng

Rễ và vỏ tra vồ vị ngọt, cay có công năng bổ dưỡng, chỉ lỵ; quả vị chua, chát, có công năng trừ đầu thống (chống đau nhức đầu), làm lành vết thương; lá làm dịu. Sách “Tân hoa bản thảo cương yếu” ghi: rễ, lá tra vồ có công năng tiêu viêm, chỉ thống [TDTH, 1996, II: 1982].

Công dụng

Rễ tra vồ được dùng để bổ dưỡng, làm phục hồi lại sức khỏe. Vỏ thân và rễ trị kiết lỵ, trĩ, ỉa chảy. Mỗi ngày dùng 10 – 15g sắc uống.

Lá được dùng chữa viêm sưng ngoài da, thấp khớp, lấy lá rửa sạch, giã nát, đắp.

Quả giã nát, lấy dịch bôi lên các vết vảy rộp (herpes); đập rập rồi đắp lên đầu đau nửa đầu; quả giã nát, lấy dịch bôi lên các vết chém chặt để vết thương mau lành.

Hạt có dầu, được dùng chữa táo bón và liều cao gây tẩy xổ.

  • Ở Ấn Độ, quả, lá, rễ tra vồ (dịch chảy ra hoặc dùng tươi, giã nát, lấy dịch) được bôi ngoài chữa ngửa, lở loét, vảy nến, viêm khớp, sưng phồng do viêm, thâm tím da, bong gân, eczema ở trẻ em, côn trùng đốt, đặc biệt là rất tốt, nấm da và ghẻ nhiều trường hợp khỏi. Thường dùng phối hợp, lấy vỏ sắc lấy nước, rửa hoặc tắm trước khi bôi.
  • Ở Indonesia, dịch lá tra vồ làm dịu và làm cho chỗ da bị bệnh mềm ra, lá giã nát làm thuốc đắp chữa mụn nhọt (đắp), đau đầu hoặc đau nửa đầu (đắp vào thái dương hoặc trán); rễ có tác dụng bổ dưỡng; vỏ cây trị lỵ và trĩ; hoa chữa ngứa; quả chữa đau đầu và ghẻ; ruột gỗ được dùng chữa tràn dịch màng phổi, đau bụng, ia chảy, sốt cao, là thuốc gây trung tiện [Med. herb index, 1995: 86; Perry et al., 1980: 256].
  • Ở Trung Quốc, tra vồ được dùng chữa viêm màng não, bệnh lỵ, thoát vị thống, trĩ, lở loét, nấm, ghẻ. Ngày 10 – 15g sắc nước uống. Dùng ngoài, lấy lá hoặc quả tươi giã nát, lấy dịch bội [TDTH, 1996, II: 1982].

Bài thuốc có tra vồ

Chữa da lở loét, mụn nhọt, ghẻ: Lấy vỏ khô cây tra vồ, nghiền thành bột, cho vào dầu dừa, đun sôi khoảng 15 phút, lấy dịch bôi [Kirtikar et al., 1998, 1: 340].

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More