10 November 2022

0 bình luận

Trần bì

10 November 2022

Tác giả: thuc


Trần bì

Tên tiếng Việt: Trần bì

Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco

Họ: Rutaceae

Công dụng: Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm

 

 

Hình ảnh Trần bì

Mô tả

  • Quít là loại cây nhỏ, thân cành có gai. Lá đơn mọc so le, mép khía răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hơi dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ. Vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, nhiều hạt
  • Địa lý: Trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta.
  • Dùng vỏ quả và lá. Vỏ quả để khô thường gọi là Trần bì.
  • Thu hái quả tháng 11-1 năm sau.
  • Mô tả vị thuốc: Mặt ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn và điểm lõm nhỏ hình tròn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Mềm nhưng khô thì giòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng phẳng. Mùi thơm, vị hơi ngọt sau đó thấy đắng, cay.
  • Bào chế: Rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, dùng sống hoặc sao, càng để lâu càng tốt.
  • Sao nhẹ lửa để dùng (trị nôn, dạ dày đau). Có khi tẩm mật ong hoặc muối, sao qua để dùng (trị ho).

Thành phần hoá học

  • Limonene, beta-Myrcene, Piene, alpha-Terpinene, alpha-Thujene, Sabinene, Octanal, alpha-Phellandrene, p-Cymene, alpha-Ocimene, gama-Terpinene, Terpinolene, Linalool, 3,7-Dimenthyl-7-Octenal, 4-Terpineol, alpha-Terpineol, Decanal, Citronellol, 4-1, 1-Dimenthylrthyl-Benzenemethanol, Perillaldehyde, Carvacrol, alpha-Farnesene, Benzyl alcohol, Nerol, Octanol, Thymol, Citronella, Sabinene hydrate (Lưu Văn Từ, Trung Dược Tài 1991, 14 (3) : 33).
  • Beta-Sistosterol, Limonin, Ferulic acid, 5, 5’-Oxydimethylene-bis ( 2-Furaldehyde) (Iimuma M và cộng sự, Chem Phar Bull 1980, 28 (3) : 717).
  • Hesperidin, Neohesperidin, Citromitin (Chaliha B R và cộng sự C A, 1967, 66 : 5534e).

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột: Tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột (Trung dược học).
  • Tác dụng khu đờm, bình suyễn: Thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch tiết, làm loãng đờm, dễ khạc ra. Xuyên trần bì làm giãn phế quản, hạ cơn hen. Dịch cồn chiết xuất quất bì với nồng độ 0,02g ( thuốc sống) /ml hoàn toàn ngăn chặn được cơn co thắt phế quản chuột lang do Histamin gây nên (Trung dược học).
  • Tác dụng kháng viêm, chống loét: Thành phần Humulene và alpha-Humulenol acetat có tác dụng như Vitamin P. Chích Humulene vào ổ bụng chuột nhắt với liều 170-250mg/kg, có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng. Chích 10mg Humulene vào ổ bụng một con chuột nhắt cũng có tác dụng kháng Histamin, gây tính thẩm thấu của thành mạch. Chất alpha-Humulenol acetat có tác dụng chống loét rõ và làm giảm tiết dịch vị trên mô hình gây loét dạ dày bằng cách thắt môn vị (Trung dược học).
  • Tác dụng đối với hệ tim mạch: Nước sắc trần bì tươi và dịch trần bì chiết cồn với liều bình thường có tác dụng hưng phấn tim, liều lượng lớn có tác dụng ức chế. Nếu chích thuốc nhanh vào tĩnh mạch thỏ và chó, huyết áp tăng cao, nhưng bơm vào dạ dày thì không có tác dụng đó (Trung dược học).
  • Tác dụng kháng khuẩn: Quảng trần bì trong ống nghiệm, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết (Trung dược học).
  • Ngoài ra, trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung (Sổ tay lâm sàng Trung dược).

Tính vị

  • Vị cay, tính ôn (Bản kinh).
  • Vị cay đắng, tính ôn (Đông dược học thiết yếu).

Quy kinh

  • Vào kinh phế, can, tỳ, vị (Lôi Công bào chế dược tính Giải).
    Vào kinh tỳ, đại trường (Bản thảo cầu chân).
    Vào kinh tỳ, phế, vị (Đông dược học thiết yếu).

Tác dụng: Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm (Đông dược học thiết yếu).

Liều dùng: 4-12g.

Kiêng kỵ:

  • Thực nhiệt, khí hư, ho khan do âm hư, thổ huyết: kiêng dùng (Trung dược học).
  • Không có thấp, không có đờm, không ứ trệ: không dùng (Đông dược học thiết yếu).

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More