10 November 2022

0 bình luận

Trang nước

10 November 2022

Tác giả: thuc


Trang nước

Tên tiếng Việt: Trang nước, Thủy nữ

Tên khoa học: Nymphoides indicum (L.) Kuntze

Tên đồng nghĩa: Menyanthes indica L., Limmanthemum indicum (L.) Griseb.

Họ: Trang (Menyanthaceae)

Công dụng: chữa sốt nóng rét, sưng tấy.

Mô tả

  • Cây thảo, mọc nổi trên mặt nước. Thân dài khoảng 0,3m, không phân nhánh, bén rễ ở những mấu.
  • Lá mọc so le, dài 10 cm, rộng 10 – 25 cm, hình tim tròn, đầu tù, gân toả hình chân vịt không rõ, mép nguyên, có cuống.
  • Cụm hoa nhỏ mọc ở nhọn thân; hoa màu trắng, có cuống dài, đài có 5 răng nhỏ, tràng hình bánh xe, có ống ngắn, 5 cánh có viền tua ở mép mặt trong.; nhị 5, đính ở ống tràng; bầu 1 ô, đầu nhụy chia 2 thùy rộng.
  • Quả nang, dài khoảng 1,2 cm, hạt nhiều, dày, hình thấu kính.
  • Mùa hoa: tháng 9 – 10, mua quả: tháng 11-12.

Phân bố, sinh thái

Họ Menyanthaceae chỉ có 2 chi là Nymphoides Hill (6 loài) và Villarsia Vent. (1 loài) ở Việt Nam. Trang là loại cây nhiệt đới, phân bố rộng khắp ở Ấn Độ, các nước Đông – Nam Á, Australia và cả phía nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam, trang cũng phân bố khắp các địa phương, từ vùng núi thấp, đến trung du và đồng bằng. Trang thuộc cây thuỷ sinh, thường sống ở mỗi trường nước nóng và lặng, trong các đầm phả, ao hồ, ruộng nước hoặc kênh mương. Khi nước cạn, cây có thể tồn tại một thời gian trên lớp bùn nhão.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hoá học

  • Cây có chứa nhóm ceton như rutin, Isoquercitrin, L-arabinopyranosa (1 – 6) D – glucopyranosa – 3 – quercetin.
  • Ngoài ra còn có các triterpen như các acid ursolic, betulinic, oleanolic, β – amyrenol và β – sitosterol.

Tính vị, công năng

Cây trang nước có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện.

Công dụng

Cây trang nước được dùng chữa sốt nóng rét, giã cây tươi vắt lấy nước cốt uống.

Để trị đơn độc sưng tấy, dùng lá tươi giã lấy nước uống, bã đắp chỗ sưng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More