10 November 2022

0 bình luận

Vân chi

10 November 2022

Tác giả: thuc


Vân chi

Tên gọi khác: Nấm mây, nấm đuôi gà tây, nấm da

Tên khoa học: Trametes versicolor L.:Fr.

Tên đồng nghĩa: Polyporus versicolor L.: Fr., Corialus versicolor (L.: Fr.) Quel, Polytictus versicolor (L.) Fr.

Họ: Nấm lỗ (Polyporaceae)

Công dụng: krestin chiết xuất từ nấm vận chỉ được áp dụng trong phạm vi thử nghiệm lâm sàng để điều trị các thể bệnh ung thư dạ dày, kết trực tràng, thực quản, mũi họng, phổi, buồng trứng, cổ tử cung, triển vọng có kết quả tốt.

Mô tả

  • Nấm có thể quả không cuống hoặc cuống ngắn, hình quạt tròn, đường kính 3,5 – 7,5 cm, màu xám đen, nâu vàng hoặc hơi nâu đen.
  • Mặt trên nấm có những vòng đồng tâm, có lông mịn, mặt dưới có những lỗ màu trắng, màu da bò, hồng nhạt hoặc vàng, mép uốn lượn. Ống nấm không sâu, hình tròn hoặc hơi có góc cạnh. Thịt nấm màu trắng, dày 1 – 1,5 mm.
  • Hệ thống sợi nấm có 3 loại:
    • Sợi nguyên thuỷ với thành mỏng, dày 2 – 3 um, không màu, phân nhánh và có khoá.
    • Sợi bền kết dày 3 – 4um, phân nhánh nhiều, không có vách ngăn ngang.
    • Sợi cứng, thành dày 4 – 6 um, nội chất sớm bị mất. Đảm dạng chuỳ, kích thước 9 – 13 x 3,5 – 4,5um. Có 4 bào tử. Bụi bào tử màu trắng. Bào tử hình ellip, màu trắng, nhẵn, trong suốt, không có tinh bột.

Phân bố, sinh thái

Chi Trametes Fr. Có 16 loài ở Việt Nam chúng đều là nấm hoại sinh, mọc trên gỗ khô mục. Loài nấm vân chi phân bố rộng rãi gần như khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam đã ghi nhận được phân bố tại các tỉnh Lai Châu Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thế Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế Quảng Nam, Kon Tum, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâu Đồng, Bình Phước, Tây Ninh.

Nấm vân ca thường mọc thành đám dày đặc trên gỗ của có cây lá rộng, ở rừng kín thường xanh, rừng thu rụng lá, rừng cây gỗ xen tre nứa, thậm chí trên cả những cành cây khô ở các khu dân cư.

Bộ phận dùng:

Thể quả phơi hoặc sấy khô

Thành phần hoá học

Nấm vân chi chứa:

  • Đưòng: glucose, manose, xylose, fructose.
  • Protein gồm nhiều acid amin: acid aspartic, acid glutamic, valin, leucin, lysin, arginin.
  • Hợp chất triterpen: ergosta – 7, 22 – dien – 3 – ol, ergost – 7 – en – 3 – ol, sitosterol.
    [Phan Huy Dục, Tạp chí Dược liệu, 2002, 7, (5), 155)

Tác dụng dược lý

Kresin là một polysaccharid gắn với protein được phân lập từ nấm vân chi.

Hiệu lực của polysaccharid này cũng đã được chứng minh trên bệnh nhân bị ung thư đầu và cổ, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư cổ tử cung.

Krestin được dùng riêng, hoặc kết hợp với hoá trị liệu và/hoặc xạ trị liệu, nhưng trong phần lớn trường hợp, sau khi đã cắt bỏ khối u nguyên phát. Các thông số miễn dịch học của bệnh nhân và thời gian sống sót của bệnh nhân kéo dài đáng kể.

Công dụng

Ở Trung Quốc và Nhật Bản, krestin chiết xuất từ nấm vận chỉ được áp dụng trong phạm vi thử nghiệm lâm sàng để điều trị các thể bệnh ung thư dạ dày, kết trực tràng, thực quản, mũi họng, phổi, buồng trứng, cổ tử cung, triển vọng có kết quả tốt.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More