Phượng vĩ
Tên gọi khác: Xoan tây, phương tây, phượng đỏ, điệp tây, điệp bông đỏ
Tên khoa học: Delonix regia (Bojer ex Hook.) Raf.
Tên đồng nghĩa: Poinciana regia Bojer ex Hook.
Họ: Vang (Caesalpiniaceae)
Công dụng: trị sốt rét từng cơn, tê thấp, đầy bụng
Mô tả
- Cây to, cao 10 – 12m. Cành mọc toả ngang.
- Lá kép hai lần lông chim, có cuống chung dài 50 – 60cm, mang 10 – 18 đội cuống cấp hai, mỗi cuống này có 20 đôi lá chét nhỏ mọc đối, gốc và đầu tròn, hai mặt nhẵn.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành ngủ thưa, hoa nhiều màu đỏ; đài hình van có 5 răng, màu lục, mép viền vàng; tràng 5 cánh có móng hẹp, đầu loe rộng gần tròn; nhị 10; bầu có cuống.
- Quả dài, hơi cong, có hai mảnh vỏ cứng màu nâu; hạt dài và hẹp; có vấn nâu.
- Mùa hoa: tháng 5 – 6; mùa quả: tháng 8 – 10.
Phân bố, sinh thái
Phượng vĩ có nguồn gốc ở Madagascar, sau được đem trồng khắp vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam, không rõ cây được nhập nội từ bao giờ, chỉ biết rằng đây là loại cây trồng quen thuộc, đã có từ lâu. Phượng vĩ được trồng thậm chí còn trở nên hoang dại hoá ở khắp tất cả các tỉnh trong đất liền cũng như ngoài hải đảo, ngoại trừ vùng núi cao lạnh trên 1.000m.
Phượng vĩ là loại cây mọc nhanh, gỗ mềm. Cây đặc biệt ưa sáng, khi còn nhỏ ưa ẩm, sau lớn có thể chịu hạn tốt và cũng có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Phượng vĩ có hiện tượng rụng lá mùa đông, khi mọc lá non đồng thời cũng ra hoa. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên và trồng trọt dễ dàng từ hạt.
Bộ phận dùng:
Vỏ và lá.
Thành phần hoá học
Phần gỗ chứa 21,17% lignin, 1,97% protein, hạt tươi chứa 60,31% protein, 9,68% chất béo và 16,22% carbohydrat [The wealth of India, 1952 vol.III, p.29].
Hạt khô chứa gồm thường sử dụng trong công nghiệp dệt và thực phẩm, galactomanan và trang – 2 – hydroxy – L – prolin [Phạm Hoàng Hộ, 2006, Cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr. 200].
Tác dụng dược lý
Cao chiết hoa phượng vĩ được thử nghiệm về hoạt tính diệt trứng, diệt ấu trùng và diệt nhộng đối với loài côn trùng Pericallia ricini, và các kết quả cho thấy tỷ lệ % nở trứng giảm có ý nghĩa do việc xử lý với cao chiết. Cao chiết hoa phượng vĩ cũng có độc tính cao đối với ấu trùng và nhộng của loài côn trùng này. Ấu trùng ở tuổi thứ ba (là giai đoạn giữa hai lần lột xác) nhạy cảm hơn đối với cao chiết so với ấu trùng ở giai đoạn lột xác cuối cùng. Sự nở côn trùng ra khỏi nhộng đã được xử lý bị ức chế hoàn toàn ở nồng độ 200 phần triệu (Chockalingam S. et al., 1992).
Cao chiết ethanol phượng vĩ có hoạt tính kháng khuẩn in vitro tốt ở nồng độ 40 mg/10 ml, vị hoạt tính chống viên trên động vật thực nghiệm ở liều 200 mg/kg thể trọng (Seetbara Y, N. et al., 2002).
Cao chiết hoa phượng vĩ được thử nghiệm trên tụ cầu khuẩn vàng kháng methicillin và kháng nhiều thuốc.
Cao thô và các phân đoạn chiết tách từ phượng vĩ đều thể hiện hoạt tính chống oxy hoá (A. qibF, et al., 2003).
Công dụng
Vỏ cây được dùng sắc nước trị sốt rét từng cơn, tê thấp, đầy bụng.
- Ở Vân Nam (Trung Quốc), vỏ thân được dùng làm thuốc gây hạ huyết áp. Ở Ấn Độ, dùng lá trị thấp khớp và đầy hơi [Võ Văn Chi, 1997: 902 – 903].
- Ở Ấn Độ, hoa phượng vĩ được dùng trị đau kinh (Vidyasagar G.M. et al., 2007), vỏ thân được dùng trị nhện cắn (Gautam R, et al., 2007).