10 November 2022

0 bình luận

Sơn tuế

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Sơn tuế

Tên gọi khác: Thiên tuế không gai

Tên khoa học: Cycas inermis L.

Họ: Tuế (Cycadaceae)

Công dụng: chữa các tổn thương ngoài da, vết loét, vết thương, mụn nhọt.

Mô tả

  • Cây sống lâu năm, cao 1 – 2m.
  • Lá mọc tập trung ở ngọn, hình lông chim, gồm rất nhiều lá chét mọc đối hình dải, ngọn giáo, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt ; cuống lá không có gai.
  • Nón đực mọc thẳng đứng ở ngọn, đơn độc, hình trái xoan thuôn ở đầu, đường kính 10 cm, vảy quả ở gần ngọn gập xuống, tận cùng bằng một bản phiến xẻ tua ; nón cái gồm nhiều lá noãn có lông, phần cuối không sinh sản.
  • Hạt hình trái xoan, dài khoảng 4 cm, màu hung đỏ, xếp sít lại thành chùm to.

Phân bố, sinh thái

Việt Nam là nước có số loài tuế (Cycas) phong phú vào bậc nhất trên thế giới. Với tổng số 24 loài, chỉ xếp sau Australia (28 loài) và trên Trung Quốc (18 loài) (K. D. Hill., N. T. Hiệp, P. K. Loc., 2004). Sơn tuế được tìm thấy ở Việt Nam và mô tả từ năm 1793. Cho đến nay cây cũng mới chỉ thấy có Việt Nam. Cây phân bố rải rác dọc theo bờ biển, từ phía nam đèo Hải Vân – thành phố Đà Nẵng đến Đồng Nai (VQG Cát Tiên). Riêng ở tỉnh Khánh Hoà có 2 điểm phân bố là Cam Ranh và huyện Khánh Sơn.

Sơn tuế thuộc nhóm tuế thân cột cao, ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt. Nơi sống thường thấy là rừng kín thường xanh đã trở nên thí sinh hoặc rừng nửa rụng lá. Đất ở đây thường nghèo dinh dưỡng, trên đá granit.

Bộ phận dùng:

Hạt.

Thành phần hoá học

Sơn tuế chứa 0,027 – 0,061% cycasin, sotetsuflavon, hirokiflavon, amentoflavon, các neocycasin A, B, C, D, E, E, F, G. (Trung được tử hải I, 1993).

Tác dụng dược lý

Tác dụng gây độc thần kinh:

Dùng bột nhân hạt cây sơn tuế, chế biến thành thức ăn, nếu ăn kéo sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh vận động và thoái hoá các tế bào thần kinh khác. Đó là nguyên nhân một số cư dân nghèo ở các đảo của Thái Bình Dương hay mắc bệnh thần kinh do ăn bột nhân hạt sơn tuế thay thực phẩm.

Tác dụng gây xơ cứng cột bên teo cơ và kiểu Parkinson:

Thí nghiệm trên khỉ Cymomolgus đực. Sau khi cho khi uống hàng ngày chất L – BMAA, một acid amin độc thần kinh có trong hạt sơn tuế sẽ phát triển các rối loạn thần kinh vỏ não, bệnh cảnh như Parkinson và những thay đổi hành vi kèm phân hủy chất nhiễm sắc (chromatolysis) và thoái hoá tế bào thần kinh vận động, xơ cứng cột bên teo cơ (amyotrophic lateral sclerosis) [Kurland, 1988, Trend in Neurosciences, vol.11, N2: 51 – 54).

Tính vị, công năng

  • Lá sơn tuế có vị ngọt, hơi chua, tính ổn. Sách “Phúc kiến dân gian thảo dược” ghi: vị ngọt, hơi ôn, có ít độc; sách “Triết Giang dân gian thảo dược” lại ghi tính hàn, sách “Toàn quốc Trung thảo dược hội biên” ghi: vị ngọt, nhạt, tính bình, có ít độc; còn sách “Trung thảo dược học” lại ghi: lá sơn tuế vị ngọt, tính ôn [Trung dược từ hải, quyển I, tr.1261].
  • Nhân hạt sơn tuế có vị bùi, tính bình, ăn được, ít độc, có tác dụng sát trùng.

Công dụng

Để chữa các tổn thương ngoài da, vết loét, vết thương, mụn nhọt, lấy hạt sơn tuế, nghiền nát, xoa nhẹ lên tổn thương. Lá khô mỗi ngày 10 – 15g sắc uống chữa ung bướu.

Nhân hạt có độc, nhưng có thể chế thành bột để ăn. Cắt nhân hạt ra từng mảnh nhỏ, ngâm suốt 3 ngày đêm ở chỗ nước chảy. Sau đó, rửa kỹ, phơi khô ngoài nắng thật kỹ, rồi chế thành bột. Loại bột trắng ăn ngon hơn bột gạo. Nếu chế biến không kỹ, ăn dễ bị say.

  • Ở Ấn Độ, nón đực được dùng để kích thích và kích dục, nghiền nón đực thành bột, phối hợp với các chất khác làm thành bánh, mứt ăn để chữa yếu sinh lý.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>