10 November 2022

0 bình luận

Sung ngọt

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Sung ngọt

Tên gọi khác: Sung trái, vả tây

Tên khoa học: Ficus carica L.

Họ: Dâu tằm (Moraceae)

Công dụng: quả ăn được, chữa tiêu chảy, bệnh trĩ, mụn nhọt, viêm phế quản, ho, suyễn

Mô tả

  • Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao 3 – 10m. Thân hình trụ rất to, vỏ nhẵn màu xám.
  • Lá mọc so le, hình trứng rộng, dài 12 – 15 cm, rộng 10 – 18 cm, chia 3 – 7 thùy sâu có lông, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới nhạt và nháp.
  • Quả dạng sung, dài 3 – 5 cm, gần hình cầu ở phần trên, thót dần về phía cuống giống quả lê, vỏ ngoài màu lục, khi chín màu tím.
  • Toàn cây có nhựa.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 5; mùa quả: tháng 9 – 10.

Phân bố, sinh thái

Ficus L. là chi lớn nhất trong họ Moraceae, ở Việt Nam hiện tại đã biết tới 98 loài, chưa kể thứ (var). Loài sung ngọt trên đây vốn có nguồn gốc ở vùng Trung Đông, sau phát tán và được đem trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Ở Việt Nam, trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1997” có ghi cấy trồng ở Khánh Hòa và Phú Yên để lấy quả ăn, nhưng không đề cập rõ về thời gian nhập nội và địa điểm hiện còn đang trồng. Cũng theo tài liệu trên và một vài tài liệu khác, thì sung ngọt là loại cây ưa sáng, khi còn nhỏ ưa ẩm, nhưng khi đã trưởng thành có khả năng chịu được khô hạn.

Bộ phận sử dụng:

Quả và rễ

Thành phần hoá học

Lá chứa tinh dầu, tanin, chất nhựa, vitamin C, chất đắng ficusin và berganten (Stephan Nicolov, 2006. Encyelopedia of medicinal plants in Bulgaria, P.427).

Quả chứa đường (50 – 60%) pectin, cellulose, chất đạm, acid carbocyclic, vitamin, enzym protease, acid amin, acid finuaric, acid shikimic, acid quinic, furocoumarin, bergarten và psoralen [Phạm Hoàng Hộ, 2006, cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr.399].

  • Theo các tác giả Trung Quốc, sung ngọt còn chứa ficusogenin, taraxateryester, furocoumaric – acid – O – β – D – glucofuranosid. [Trung Dược đại từ điển, 1993, vol. I, 746].

Tác dụng dược lý

Sung ngọt giàu vitamin C, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm (Vohora S.B., 1986). Nhựa mủ của sung ngọt ức chế sự liên kết của 3H – benzo (a) pyren là một chất hoá học gây ung thư, với protein của tiểu thể gan một cách phụ thuộc vào liều.

Một hỗn hợp của chất 6 – O – acy – beta – D – glycosyl – beta – sitosterol với lượng nhỏ stearyl và oley phân lập từ nhựa mủ của sung ngọt, đã được chứng minh là một chất có tác dụng độc hại tế bào mạnh.

Tính vị, công năng

Quả và rễ sung ngọt có vị ngọt, tính bình, Có tác dụng thanh nhiệt, kiện vị, chống ho, cầm máu, trị ly, tiêu thũng, nhuận phế.

Công dụng

Không thấy có tài liệu về công dụng làm thuốc của cây sung ngọt ở Việt Nam.

Ở Trung Quốc, quả và rễ được dùng chữa tiêu chảy, bệnh trĩ, mụn nhọt, viêm phế quản, ho, suyễn [Võ Văn Chi, 1997: 1074].

Ở Ấn Độ, Quả sung ngọt được ăn dưới dạng tươi, khô, bảo quản, làm mứt hoặc đóng hộp, để làm rượu vang. Quả tươi hoặc khô có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm dịu, làm mềm da và bổ. Nó được dùng dưới dạng mứt và sirô. Quả được coi là có tác dụng dự phòng thiếu máu do dinh dưỡng kém. Lá được dùng làm thức ăn cho gia súc. Nhựa cây được dùng làm thuốc trị giun sán. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, quả sung ngọt còn được dùng trị chảy máu cam, đau ngực.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>