10 November 2022

0 bình luận

Trư linh

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Trư linh

Tên khoa học: Polyporus umbellatus (Fers: Fr.) Fr.

Họ: Nấm lỗ (Polyporaceae)

Công dụng: dùng chữa tiểu tiện ít, thùy thũng, trướng đầy, đái dắt, bạch đới, trẻ em tiêu chảy.

Mô tả

  • Nấm sống lâu năm, có thể qua hình khối, to nhỏ không đều, dài, hơi dẹt và cong queo, có khi chia nhánh như củ gừng, ở giữa lõm, mép mỏng, lượn sóng, phủ bởi những vảy nhỏ dạng sợi màu nâu sáng.
  • Mặt ngoài vỏ nhăn nheo, có bướu, màu đen bóng hoặc đen xám, ruột màu trắng hay vàng ngà, dẻo như cao su, chắt nhẹ.
  • Thân mảnh, thịt màu trắng, có vị dễ chịu khi còn tươi.
  • Ở bào tử có cạnh, màu trắng đến vàng nhạt: bào tử hình cầu – ellip rất nhỏ.
  • Mùa sinh sản: tháng 4 – 9.

Phân bố, sinh thái

Chi Polyporis Fr. ở Việt Nam đã biết 29 loài đều là loại nấm có quả thể lớn, mọc trên gỗ khô mục. Nấm trư linh là loài tương đối hiếm gặp, theo Trịnh Tam Kiệt (2001) hiện mới thấy ở vùng núi Tam Đảo, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên.

Trư linh mọc trên gỗ khô thuộc các loài cây gỗ lá rộng, ở rừng kín thường xanh ẩm. Phần thể quả (phần nhìn thấy được) thường được phát triển lớn lên hàng năm, tuy nhiên không rõ giới hạn cuối cùng là bao nhiêu năm. Đây cũng là loại nấm hoại sinh, làm mục gỗ.

Bộ phận dùng:

Thể quả phơi hay sấy khô

Thành phần hoá học

  • Trư linh có ergosterol, biotin, đường, protein, polysacharid gồm các đường maltose hoặc manitol, galactose, glucose theo tỉ lệ 20 : 40 :1.
  • Ngoài ra, Trư linh còn có các chất 5α, 8α – epidioxy – (24S) – 24-methylcholest – 6-en – 3β – ol và 5α, 8α – epidioxy – (24R) – 24 – methylcholesta – 6,9 (11), 22-trien – 3β –ol.

Tác dụng dược lý

Tác dụng lợi tiểu:

Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh trư linh là một thuốc lợi tiểu có hiệu quả, không có tác dụng phụ, để điều trị viêm thận, viêm thận – bể thận và sỏi niệu.

Trư linh cũng đã được chứng minh có tác dụng đối với sarcom 180. Chất polysaccharid từ trư linh làm tăng cả miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch ở động vật thí nghiệm, làm giảm các tác dụng phụ của hoá trị liệu và làm tăng hoạt tính thực bào của đại thực bào ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát ở giai đoạn muộn (Jui Han I., 1988). Khi cho bệnh nhân uống trị linh với liều 8g làm tăng bài tiết nước tiểu và chất điện phân khoảng 62% và 45%, tương ứng, so với mức bình thường.

Tác dụng lợi tiểu được coi là do ức chế tái hấp thu ở thận các chất điện phân Na, K và CT. Thí nghiệm trên động vật cho thấy tiêm tĩnh mạch nước sắc trư linh có thể gây tăng tiết niệu với mức đáng kể, tác dụng này có thể bị giảm do điều trị trước với deoxycorticosteron. Nghiên cứu bằng phương pháp siêu âm trên người chứng minh trư linh có tác dụng lợi tiểu và làm cho bàng chứa đầy nước tiểu nhanh hơn so với nhóm placebo.

Tác dụng miễn dịch:

Trư linh kích thích hệ miễn dịch và có hoạt tính chống ung thư. Đã dùng phối hợp trư linh với mitomycin để điều trị ung thư đối với chuột nhắt mang sarcom 180. Thời gian sống sót của chuột tăng lên đáng kể. Ngoài ra có sự tăng thấm nhiễm tế bào lympho xung quanh tế bào ung thư và có sự xơ hoá nhiều hơn. Liệu pháp phối hợp trư linh và đan sâm có hiệu quả trên nhiễm viêm gan B mạn tỉnh. Sau điều trị, 69% chuột trở nên ấm tình với HBeAg [Huang K.C., 1999: 303 – 04).

Tính vị, công năng

Trư linh có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu

Công dụng

Trư linh được dùng chữa tiểu tiện ít, thùy thũng, trướng đầy, đái dắt, bạch đới, trẻ em tiêu chảy.

Kiêng kỵ:

Phụ nữ có thai khi dùng phải thận

Bài thuốc có trư linh

Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt (Bài thuốc ích khí thông lâm của Trung Quốc):
Trư linh 12g, hoài sơn 20g; thỏ ty tử, nga truật mỗi vị 15g; vân linh, xích thược, ngưu đằng, mỗi vị 12g; thục địa, phụ tử chế, phá cố chỉ, mỗi vị 10g, nhục quế 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa suy thận mạn tính:
Trư linh 10g, nhân trần 30g, trạch tả 20g, dâm dương hoắc 20g; đảng sâm, đan sâm, mỗi vị 15g; bán hạ, đại hoàng, tía tô, phục linh, bạch truật, hoàng liên, cam thảo, mỗi vị 6g, quế chi 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>