Cây Sương sâm
Tên tiếng Việt: Dây sâm, Dây sâm lông, Sương sâm, Dây mối, Sâm nam
Tên khoa học: Cyclea barbata Miers
Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
Công dụng: Giúp giải khát, trị đái dắt và táo bón. Rễ thường dùng trị ỉa chảy, trị bệnh về gan, ghẻ cóc và bệnh trĩ.
1. Mô tả
- Dây leo có các nhánh khía rãnh, có lông dày.
- Lá có cuống, hình khiên, cụt đầu hoặc hơi khía mép ở gốc, hình tam giác nhọn, tận cùng bởi một mũi nhọn hình sợi, màu lục và hầu như nhẵn ở mặt trên, màu nhạt và có lông mềm ở mặt dưới, dài 6-10cm, rộng 4-9cm, có 5-7 gân; cuống lá ngắn hơn phiến hai lần. Cụm hoa ở nách lá, dài hơn cuống lá, phân nhánh, với các nhánh ở dưới dài hơn, tới 7cm. Hoa thành đầu hình cầu hay hình trứng, màu vàng.
- Quả hạch hình cầu, màu đỏ, hẹp, có lông, đường kính 5mm. Hạch hình mắt chim, lồi cả hai mặt, có 8 u sần.
2. Bộ phận sử dụng
Rễ cây.
3. Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang dại, phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái rễ quanh năm, đào về, rửa sạch, thái lát, phơi khô.
4. Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính hàn; có tác dụng giải độc, giảm đau, tán ứ. Lá lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận tràng nhẹ.
5. Công dụng, chỉ định và phối hợp
- Nhân dân dùng dây làm vỏ để ăn trầu. Lá thường được vò làm thạch ăn (sương sâm) có tính mát, giúp giải khát, trị đái dắt và táo bón. Rễ thường dùng trị ỉa chảy, trị bệnh về gan, ghẻ cóc và bệnh trĩ.
- Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị:
-
- Đau cổ họng (Yết hầu)
- Đau dạ dày, đau răng
- Đòn ngã tổn thương. Liều dùng 15-20g, dạng thuốc sắc.