10 November 2022

0 bình luận

Rau má ngọ

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Rau má ngọ

Tên tiếng Việt: Rau sông chua dây, Thồm lồm gai, Giang bản quy

Tên khoa học: Polygonum perfoliatum L.

Họ: Polygonaeae (Rau răm)

Công dụng: Sâu quảng, lở vành tai, viêm tai giữa, mụn nhọt (Lá giã lấy nước bôi hoặc nhỏ). Rắn cắn, trĩ, lỵ, viêm phế quản, ho gà, viêm thận, eczema, hecpet mọc vòng, viêm mủ da.

 

Mô tả cây

  • Rau má ngọ là một loại cỏ sống lâu năm, thân bò hay leo, có nhánh màu tía, có gai quặp xuống. Lá 3 cạnh, hơi hình khiên, nguyên có gai.
  • Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao quanh thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên perfoliatum (chui qua lá). Hoa mọc thành bông tận cùng, ngắn, cũng có bẹ chìa như lá, cuống dài và có gai nhọn.
  • Qủa có 3 rãnh dọc, khi chín có màu đen.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang ở khắp nơi ẩm thấp ở Việt Nam, vùng đồng bằng cũng như vùng cao đều có
  • Thấy cả ở Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản, Ấn Độ
  • Người ta dùng toàn cây hay có khi chỉ lá và rễ. Dùng tươi

Thành phần hóa học

Trong cây có một glucozit gọi là indican C14H17O6N, 3H2O tan trong ete, benzen và cồn có độ chảy 180o

Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy được dùng trong phạm vi nhân dân

  • Làm mềm chất ngà voi và xương để uốn nắn và nhuộm màu
  • Giã nát đắp lên mụn nhọt, nơi rắn cắn, sắc rửa trĩ, uống chữa lỵ, chữa sốt
  • Trong nông nghiệp có thể dùng để diệt trừ sâu bọ

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>