10 November 2022

0 bình luận

Mâm xôi

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Mâm xôi

Tên tiếng Việt: Đùm đũm, đũm hương, mâm xôi

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir.

Họ: Rosaceae (Hoa hồng)

Công dụng: hoạt huyết, thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, quả có tác dụng bổ gan thận, cường dương, tăng sức mạnh.

 

 

 

Mô tả cây

  • Cây bụi nhỏ, thân leo có gai và dẹt. Cành mọc vươn dài, có nhiều lông.
  • Lá đơn, mọc so le, hình bầu dục, hình trứng hoặc gần tròn, chia nhiều thùy nông không đều, gân chân vịt, mép khía răng, mặt trên màu lục sẫm phủ lông lởm chởm, mặt dưới có nhiều lông mềm, mịn màu trắng xỉn; cuống lá dài cũng có gai; lá kèm sớm rụng.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùm ngắn; lá bắc giống lá kèm; hoa màu trắng; lá đài 5 có lông.; cánh hoa 5 mỏng hình cầu; nhị rất nhiều thường dài bằng cánh hoa, chỉ nhị dẹt; lá noãn nhiều.
  • Quả kép, hình cầu, khi chín màu đỏ, ăn được.
  • Mùa hoa quả: tháng 4-9.

Phân bố, sinh thái

Ở Việt Nam, chi Rubus L. có 50 loài, trong đó đùm đũm là loài phân bố tương đối rộng ở khắp các tỉnh vùng núi thấp, trung du và đồng bằng. Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc chùm lên các cây bụi và dây leo khác ở ven rừng.

Bộ phận dùng:
Cành và lá thu hái quanh năm phơi khô. Quả hái khi chín.

Thành phần hóa học

Quả chứa axit hữu cơ (chủ yếu axit xitric, malic, salysilic) muối các axit đó, đường, pectin. Lá chứa tanin.

Tính vị, công năng

  • Lá, cành và rễ đùm đũm có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ, chỉ huyết, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng.
  • Quả đùm đũm có vị ngọt, tính bình được dùng thay vị phúc bồn tử trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ gan thận, giữ tính khí, cường dương, tăng sức mạnh.

Công dụng, liều dùng

Dùng cho phụ nữ sau đẻ mất nước và những người ăn không tiêu, đầy bụng

  • Cành, lá đùm đũm (10-20g) phơi khô, thái nhỏ, sao cho thơm rồi hãm như trà hoặc sắc nước uống trong ngày.
  • Dùng riêng hoặc phối hợp với lá khổ sâm.

Để điều trị viêm gan mạn tính, viêm tuyến vú,viêm miệng:

  • Lá và cành đùm đũm (20-30g) phối hợp với mộc thông 15g, ô rô 15g, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa thận hư, liệt dương, di tinh, đái buốt:

  • Liều dùng: 20-30g quả phơi khô, sắc nước uống .
  • Dùng riêng hoặc phối hợp với ba kích, kim anh mỗi vị 10-15g.

Ở Ấn Độ, quả đùm đũm chữa đái dầm ở trẻ em, nước sắc lá và vỏ thân chữa tiêu chảy.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>