10 November 2022

0 bình luận

Cỏ bờm ngựa

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Cỏ bờm ngựa

Tên tiếng Việt: Cỏ bờm ngựa, Râu dê, Cỏ đuôi ngựa

Tên khoa học: Pogonatherum crinitum (Thunb.) Kunth

Họ: Poaceae (Lúa)

Công dụng: Chữa đái vàng, đái mủ trắng, đái đường, viêm gan vàng da (cả cây).

 

 

Mô tả

  • Bụi mảnh, cao 15-30cm; thân như sợi chỉ cứng, bóng, ít nhánh.
  • Lá có phiến màu lục tươi, dài 3-5cm, rộng  2-3mm, gốc có lông mịn dài; mép ngắn.
  • Bông cao 1-3cm; bông nhỏ dẹp theo bông, ngắn hơn 2mm, gốc có lông mịn dài; hoa dưới lép, hoa trên lưỡng tính, có 1-2 nhị.
  • Mùa ra hoa: tháng 6.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Pogonatheri; ở Trung Quốc gọi là Kim tỷ thảo.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc phổ biến ở các vách núi đất, đồi thấp có đá phiến, đá acid ẩm nhiều và ít nắng, từ bình nguyên tới cao nguyên.

Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt nhạt, tính hơi mát; có tác dụng lợi thủy thông lâm, thanh nhiệt lương huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị

  1. Nhiễm trùng niệu đạo, viêm thận, thuỳ thũng;
  2. Cảm mạo nhiệt độ cao;
  3. Viêm gan hoàng đản;
  4. Ðái đường. Ta thường dùng chữa đái vàng, đái ra mủ trắng. Liều dùng 15-30g dạng thuốc sắc.

Ðơn thuốc có cỏ bờm ngựa  :

Viêm nhiễm đường niệu đạo: Cỏ bờm ngựa. Mã đề, Rễ Cỏ tranh mỗi vị 15g. Biểu súc 24g sắc uống.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>