10 November 2022

0 bình luận

Cây huyết dụ

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Cây huyết dụ

Tên tiếng Việt: Huyết dụ, Long huyết, Thiết thụ, Phất dũ, Chổng đeng (Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diêu ái (Dao).

Tên khoa học: Cordyline fruticosa (L.) Goepp

Họ: Asteliaceae

Công dụng: Thuốc cầm máu, chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ (Rễ, lá sắc uống).

 

Mô tả cây

  • Cây nhỏ, cao khoảng 2m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh.
  • Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50cm, rộng 5-10cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt màu đỏ tía, có loại chỉ một mặt đỏ, còn mặt kia màu lục xám; cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùng phân nhánh, dài 30-40cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa màu trắng, mặt ngoài màu tía, lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; nhị 6, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô.
  • Quả mọng, hình cầu.
  • Mùa hoa quả: tháng 12-1.

Mô tả cây 1

Huyết dụ lá đỏ 2 mặt

Mô tả cây 2

Huyết dụ lá đỏ 1 mặt

Phân bố, sinh thái

  • Chi Cordyline Comm gồm 1 số loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á.
  • Ở Việt Nam, huyết dụ là cây rất quen thuộc trong nhân dân, và ở nơi công cộng vừa làm cảnh, vừa làm thuốc.
  • Huyết dụ là cây ưa sáng và ưa ẩm, ra hoa quả nhiều hàng năm.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học

Lá huyết dụ có phenol, acid amin, đường, anthocyan.

Tính vị, công năng

Lá huyết dụ có vị nhạt, tính mát, bình, vào kinh can, thận, có tác dụng làm mát, cầm máu, tán ứ, giảm đau.

Công dụng

Còn trong phạm vi nhân dân. Lá huyết dụ được dùng làm thuốc chữa rong kinh, băng huyết (không được dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi còn sót rau), xích bạch đới, thổ huyết, lỵ ra máu, đái ra máu, trĩ, ho ra máu, sốt xuất huyết.

Chú ý: Không nên dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi mà còn sót nhau, như vậy cổ tử cung sẽ co vít lại mà huyết vẫn không cầm.

  • Liều dùng: Ngày 8-16g cây khô hoặc 16-30g lá tươi.

Bài thuốc có huyết dụ

  1. Chữa rong kinh, rong huyết: Lá huyết dụ 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g, sắc uống.
  2. Chữa khí hư, bạch đới: Lá huyết dụ tươi 40g, lá thuốc bỏng 20g, bạch đồng nữ 20g, sắc uống.
  3. Chữa kiết lỵ ra máu: Rễ huyết dụ 20g, nhọ nồi 12g, rau má 20g. Rửa sạch, giã nát thêm nước, gạn uống. Ngày dùng 2-3 lần.
  4. Chữa ho ra máu: Lá huyết dụ 10g, rễ rẻ quạt 8g, trắc bách diệp sao đen 4g, lá thài lài tía 4g. Tất cả phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày.
  5. Chữa xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết: Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bách diệp sao cháy 20g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống
  6. Chữa bị thương ứ máu hoặc phong thấp đau nhức: Dùng huyết dụ cả cây 30g, huyết giác 15g, sắc uống.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>