10 November 2022

0 bình luận

Khế

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Khế

Tên tiếng Việt: Khế, Khế chua, Ngũ liễm, Co má phương (Thái), Mạy phường (Tày), Mộc lóc liằng (Dao)

Tên khoa học: Averrhoa carambola L.

Họ: Oxalidaceae (Chua me đất)

Công dụng: Chữa mụn, đái vàng, chó dại cắn, lợi tiểu, ho suyễn trẻ em (Rễ, lá). Dị ứng (Lá tươi vò xát). Thuốc bổ (Thân rễ sắc uống).

 

Mô tả cây

  • Cây nhỡ, cao 5-7m, có khi lớn hơn. Thân hình trụ, có vỏ bần màu xám đen.
  • Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, gồm 7-11 lá chét mỏng, hình trái xoan, lá chét to dần về phía ngọn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm xim ngắn hơn lá; lá bắc nhỏ hình mác; hoa màu hồng hay tím hồng; đài 5 răng rời, ngắn bằng nửa tràng hoa; tràng 5 cánh mỏng, dính với nhau ở phần gốc; nhị 5 đối diện với lá đài, nhị lép đối diện với cánh hoa, chỉ nhị phồng và đính liền với gốc; bầu hình trứng có lông, 5 ô.
  • Quả to, thuôn dài, có đài tồn tại, có 5 múi vắt nhọn, tạo thành hình ngôi sao khi cắt ngang, màu vàng khi chín, hạt nhỏ và dẹp màu nâu vàng.
  • Mùa hoa quả: tháng 5-9.

Bộ phận sử dụng

Lá, vỏ cây thu hái quanh năm. Lá dùng tươi, vỏ sao vàng. Hoa, quả thu hái vào mùa hạ, thu, dùng tươi.

Thành phần hóa học

Quả khế chứa protein 0,5%, dầu 0,2%, carbohydrat 4,8%, đường toàn phần 3,5-11%, acid oxalic, vitamin A, C, B1, B2, P.

Tính vị công năng

Lá kế có vị chua chát, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, tiêu viêm, lợi tiểu

Công dụng

Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn (sơn ăn). Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng. Quả dùng lấy nước ép uống cho mát, chữa bệnh scobut.

Kinh nghiệm dùng lá khế trong nhân dân Chữa sơn lở, dị ứng, lở loét. Lá khế cả cành non và hoa 100-150g. Nấu sôi 15 phút với 5-6 lít nước, dùng xông và tắm. Lá đã nấu rồi dùng sát lên nơi lở loét. Thường chỉ điều trị 3-4 ngày là khỏi.

  • Lá kế chữa lở sơn, dị ứng, mề đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, đái buốt, đái ra máu, mụn nhọt, viêm tiết niệu, viêm âm đạo, ngộ độc. Ngày 20-40g hoặc hơn, sắc uống.
  • Hoa khế chữa ho, viêm họng, sổ mũi, ho gà, thận hư, kém tinh khí. Ngày 8-16g, hãm với nước sôi uống.
  • Quả khế chữa ho, viêm họng, sổ mũi, dị ứng, lở sơn, bí đái. Ngày 20-40g hoặc hơn sắc uống.
  • Vỏ thân, vỏ rễ chữa đau khớp, đau đầu mạn tính, ho, viêm họng. Ngày 8-16g hoặc hơn, sắc uống.

Bài thuốc có khế

Chữa dị ứng, mề đay, mẩn ngứa: Lá khế giã nát, xoa và đắp lên chỗ bị dị ứng; kết hợp dùng 16g vỏ núc nác, sắc uống.

Chữa cảm nắng: Lá khế tươi 20g, lá chanh 10g, giã nát, vắt lấy nước uống.

Chữa ho, viêm họng:

  • Hoa khế 12g, tẩm gừng rồi sao, sắc uống
  • Quả khế tươi 60-80g, ép lấy nước uống

Chữa đái buốt, viêm bàng quang, âm đạo: Lá khế 80g, rễ cỏ tranh 40g, sắc uống.

 

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>