Gà Rừng
Tên tiếng Việt: Gà rừng
Tên khoa học: Gallus gallus jabouillei Delacour et Kinnear
Họ: Phasianidae
Công dụng: Có tác dụng chữa bổ gan thận, tăng cường gân cốt, giải độc, cầm máu.
Mô tả
Gà rừng có thân thon nhỏ. Con trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, lông cổ, lưng và cánh màu vàng cam lẫn màu đỏ thẫm, có ánh xanh, lông ngực và bụng màu đen, mào và má màu đỏ tươi, mắt đỏ, mỏ nâu, Chân xám xanh.
Con mái có lông màu nâu lẫn vàng sẫm. Các bộ phận khác như con trống.
Phân bố, sinh thái
Gà rừng phân bố ở phía nam châu Á, Đông Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Campuchia, Việt Nam. Ở Việt Nam, gà rừng có ở khắp vùng rừng núi, thường sống ở rừng cây bụi gần nương rẫy, ăn hạt cây, các côn trùng nhỏ. Ở những vùng rừng xa, hẻo lánh, gà rừng thường đi kiếm ăn cùng gà nhà. Gà rừng là tổ tiên của gà nhà.
Bộ phận dùng
Gà rừng với tên thuốc trong y học cổ truyền là sơn kê gồm thịt và chân.
Thành phần hóa học
Thịt gà rừng chứa 24,4% protid, 4,8% lipid, 14mg% Ca, 263 mg%. P. 0,4 mg% Fe và một số vitamin. Chân gà rừng cũng chứa Ca, keratin và gelatin.
Tính vị, công năng
Thịt gà rừng có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, tăng cường gân cốt.
Chân gà rừng có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng giải độc, cầm máu.
6. Công dụng
Theo tài liệu cổ , thịt gà rừng nấu chín với hành và muối,ăn cái, uống nước chữa đơn độc, trong ruột cồn cào , nóng như lửa đốt (Nam dược thần hiệu).
Theo kinh nghiệm dân gian, thịt gà rừng được dùng chữa chứng xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh dục dưới dạng nấu ăn, có thể thêm ít rượu. Đồng bào Mường ở miền núi tỉnh Hòa Bình đã chữa ngộ độc, nhất là ngộ độc hạt quả nhãn rừng bằng kinh nghiệm gia truyền sau: Chân gà rừng (1 cái) phết kín bằng một lớp mẻ rồi đốt thành than, tán bột. Lấy rễ cây phèn đen (20g) và rễ mía dò (20g) rửa sạch,thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 10ml
Uống bột chân gà với nước sắc dược liệu làm hai lần trong ngày. Bài thuốc này đã chưa khỏi 183 trường hợp bị ngộ độc do ăn hạt quả nhãn rừng rang vàng.
*Nguồn:Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam