10 November 2022

0 bình luận

Bồ cu vẽ

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Bồ cu vẽ

Tên tiếng việt: Bồ cu vẽ, Sâu vẽ, Cứt cu, Cù đề, Bạch địa dương, Đỏ đọt, Dé bụi, Mạy hồ vài (Tày), Rỡ liêu (KHo), Loong tơ uý (Kdong), Co mạy chỉa, Co khí lệch (Thái).

Tên khoa học: Breynia fruticosa (L.) Hook.f.

Tên đồng nghĩa: Andrachne fruticosa L.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Chữa lở loét (Vỏcây tán bột rắc). Rắn cắn (Lá giã đắp). Cầm máu (Lá sắc uống). Chốc đầu (Lá nấu đặc gội). Trẻ em sốt cao (Lá giã đắp vào trán).

 

Bồ cu vẽ 1

Hình ảnh cây bồ cu vẽ 

  • Bồ cu còn gọi là đỏ đọt, mào gà, bồ long anh, sâu vẽ, bọ mảy
  • Tên khoa học Breynia fruticosa Hook.f. (Phyllanthus introductis Steud., Phyllanthus turbinatus Sims, Phyllanthus simsianus Wall.)
  • Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae

 Mô tả cây

  • Bồ cu vẽ là cây thân gỗ nhỏ, cây bụi, thường cao 1-3m , không lông. Vỏ thân màu xám, có nhiều vết sần dọc thân.
  • Lá đơn, mọc cách, xếp so le hai bên cành, khoảng cách giữa hai lá liền kề thưa, từ 2-3cm. Lá có hình dáng và kích thuớc thay đổi, đầu nhọn, phía cuống tù hay nhọn, chiều dài của lá từ 3-6cm, rộng 20-45mm. Lá trên cành trưởng thành, gần trục có phiến dài 2,5-4 cm, không lông, phiến thường hình trứng, đầu nhọn, đuôi nem hơi lệch, mép nguyên. Gân lá hình lông chim. Lá kèm hình tam giác hay hình ngọn giáo dài 1-2nm ở lách lá. Mặt dưới lá thường có đường vẽ đen do một loài sâu bò để lại vết.
  • Cuống lá ngắn từ 2-4mm dẹt, hơi vặn về phía đầu cành, màu nâu sẫm hay đen.
  • Hoa nhỏ mọc thành chùm ở kẽ lá, đơn tính , đực cái cùng gốc, 5-6 hoa đực và 1-3 hoa cái đính trên một cành nhỏ, với những lá bắc khô xác, không có bao hoa mọc riêng lẻ hoặc xếp 3-4 thành xim co ở nách lá.
  • Quả nang gần hình cầu, đường kính khoảng 6 mm, nằm trên đài. Khi chín vỏ  quả ttách thành 3 mảnh từ núm nhụy xuống, có từ 4 – 6 hạt, áo hạt màu đỏ
  • Mùa ra hoa : tháng 4-9
  • Mùa ra quả : tháng 6-11

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang ở khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta.
  • Rải rác thấy có ở Lào và Campuchia. Còn thấy ở Malaixia, Trung Quốc, Philippin người ta dùng lá tươi, hái quanh năm.

Thành phần hoá học

13 hợp chất đã được phân lập và xác định bao gồm bốn triterpenoids , Friedelin (1), Friedelinol (2), lupenone (3), và glochidiol (4); ba steroid , bao gồm β-sitosterol (5), stigmastane-3β, 6β-diol (6), và β-sitosterylglucoside-6′- octadecanoate (7); hai cerebroside , bao gồm 1-O-β-D-glucopyranosyl- (2S, 3R, 4E, 8Z) -2 – [(2-hydroxyoctadecanoyl) amido] -4, 8-octadecadiene-1, 3-diol (8) và 1-O-β-D-glucopyranosyl- (2S, 3S, 4R, 8Z) -2 – [(2R) -2-hydroxypentacosanoylamino] -8-octadecene-1, 3, 4-triol (9); và bốn hợp chất khác, bao gồm (-) – epicatchin (10), ε-caprolactone (11), aviculin (12), và vanillin (13).

Công dụng và liều dùng

  • Chữa rắn cắn: lá giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết cắn. liều dùng 30-40g tươi.
  • Chữa mụn nhọt, lở loét, viêm da, chốc đầu:lá bồ cu vẽ tươi rửa sạch, giã nát, đắp. Dùng vỏ cây bồ cu vẽ cạo lấy bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét thì chóng khỏi.
  • Chữa viêm họng, viêm amidan, viêm dạ dày, viêm ruột, kiết lỵ: Lá bồ cu vẽ, cỏ sữa lá nhỏ, cỏ sữa lá to mỗi vị 10-15g, sắc uống.
  • Mới đây viện ký sinh trùng sốt rét Việt nam thí nghiệm sơ bộ thấy cây này có tác dụng chữa bệnh giun chỉ. Nhân dân Philipin dùng vỏ thây cây sắc làm thuốc cầm máu vì có chất chát

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>