10 November 2022

0 bình luận

Bồ câu

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Bồ câu

Tên tiếng việt: Bồ câu, Bồ câu nhà, Chim câu

Tên nước ngoài: Pidgeon (Anh), pigeon domestique (Pháp).

Tên khoa học: Columba livia domestica

Họ: Bồ câu (Columbidae)

Công dụng: Thịt chim bồ câu có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa.

BỒ CÂU

Thịt chim bồ câu có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Tiết chim có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh.

Tên tiếng việt: Bồ câu

Tên Khác: Bồ câu nhà, chim câu.

Tên nước ngoài: Pidgeon (Anh), pigeon domestique (Pháp).

Họ: Bồ câu (Columbidae).

Mô Tả

  • Loài chim có thân gọn, hình thoi. Đầu nhỏ, tròn. Mỏ ngắn, cánh mũi phồng lên như hai hạt gạo. Cánh khỏe và nhọn. Chân có 4 ngón. Đuôi ngấn. Bộ lông màu xám đen, có khoang trắng. Chim trưởng thành có trọng lượng từ 500g đến 1000g. Bồ câu ngoại thường nặng hơn 1000g. Chim cái nhỏ hơn chim đực.

Phân bố, sinh thái

  • Bồ câu nhà có nguồn gốc từ bồ câu rừng, sống phổ biến ở châu Á, châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Phi và hiện nay là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục. Có nhiều giống rất khác nhau về kích thước và màu sắc, được phân chia thành 4 nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt.
  • Trong đó, bồ câu cảnh được coi là phong phú và đa dạng, nhiều màu sắc từ trắng, đen, nâu, xám đến nâu – đen, trắng – đen và xám – đen; có loại mà lông đầu đựng lên như cái mào, có loại đuôi xòe như đuôi công (gọi là chim công), lại có loại phồng diều như quả bóng.
  • Bồ câu bay giỏi, tự kiếm thức ăn. Thức ăn thông thường của chim là các loại hạt như thóc, ngô, đậu xanh. Bồ câu đẻ 2 trứng cách nhau một ngày. Con đực và con cái thay nhau ấp trứng. Chim non được nuôi bằng chất sữa đặc biệt do diều của chim bố, mẹ tiết ra trộn với thức ăn được đưa vào diều. Khi bồ câu con được 2-3 tuần thì chim mẹ lại tiếp tục đẻ. Chim con nuôi được 4-5 tuần đã bắt đầu tự mổ thức ăn. Thông thường hai chim con ở cùng một lứa sau trở thành đôi. Nhưng người ta thường ghép chim đực, chim cái ở 6 – 8 tháng tuổi để bảo đảm giống tốt, ngày càng phát triển.

Bộ phận dùng

  • Bồ câu được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết) và phân chim (cáp điểu phẩn). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng.

Thành phần hóa học

  • Thịt chim bồ câu chứa 22,14% protid, 1% lipid, các muối khoáng. Tiết chim có nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố. Phân chim chứa nitơ toàn phần, ammoniac.

Tính vị, công năng

  • Thịt chim bồ câu có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Tiết chim có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh. Phân chim có vị đắng, tính ôn, có tác dụng giảm đau, tiêu tích. Trứng chim có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tác dụng ích khí, giải độc.

Công dụng

  • Thịt bồ câu rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em dưới dạng cháo ăn nóng. Người uống được rượu, hàng ngày ăn chim bồ câu tẩm rượu, nướng vàng cũng rất tốt. Để chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt hay choáng váng, lấy chim bồ câu non (1 con) và chim sẻ (5 con) làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng (120 g) sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang (4 g). Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (Thuốc bổ thận tráng dương). Thịt chim bồ câu tần với yến sào, đỗ xanh, nếp vàng và mộc nhĩ lại là thức ăn ngon, vị thuốc bổ rất tốt cho mọi lứa tuổi.
  • Tiết bồ câu được dùng lúc còn nóng, nhỏ làm nhiều lần vào miệng nạn nhân để chữa trúng độc thức ăn. Hoặc phối hợp với bột xơ mướp đốt tồn tính (1 quả) làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8 g với rượu vào lúc đói chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông.
  • Phân bồ câu được dùng mỗi ngày 20g, sao vàng, tán nhỏ, cho vào ít rượu, khuấy đều, đợi lắng trong thì bỏ cặn, gạn uống để chữa đau bụng thuộc âm chứng, sắc mặt xanh xao, nhợt nhạt. Dùng ngoài, phân bồ câu sao vàng, tán bột, rắc chữa thịt lồi ra ở mụn nhọt đã vỡ mủ (Nam dược thần hiệu). Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho ngưcri mói ốm dậy.

Cách làm như sau:

  • Chim bồ câu non (1 con) làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ (30 g), câu kỷ tử (30 g) phơi khô, thái nhỏ. Trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, cho gia vị, rồi ăn cả cái lẫn nưóc. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần. Để chữa đái đưòng, lấy chim bồ câu (1 con) làm sạch, chặt nhỏ, nấu chín với mộc nhĩ trắng (15 g) hoặc hoài sơn (30 g) và ngọc trúc (20 g). Ăn cả cái lẫn nước làm một lần trong ngày.

 

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>