10 November 2022

0 bình luận

Bèo cái

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Bèo cái

Tên tiếng việt: Bèo cái, Bèo tai tượng, Bèo tía, Đại phù bình, Bèo ván, Tử phù bình

Tên khoa học: Pistia stratiotes L.

Họ: Araceae (Ráy)

Công dụng: Thông kinh, lợi tiểu, ngứa, mụn nhọt, Eczema, ho, hen xuyễn, đái buốt, đái dắt (Lá).

 

 

Bèo cái 1

Hình ảnh cây bèo cái

  • Còn gọi là đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu.
  • Tên khoa học Pistia stratiotes L.
  • Thuộc họ Ráy Araceae.

Mô tả cây

  • Bèo cái là một loài cây mọc nổi trên mặt nước, có bồ không có thân.
  • Lá mọc từ rễ, mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá hình trứng dài độ 2-10cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. những lá ở giữa nhỏ hơn. Thứ mặt trên xanh, dưới hơi tía là tốt.
  • Cụm hoa nhỏ mọc từ giữa các lá, có mo màu trắng nhạt, hình ống không đều.
  • Quả hình quả mọng có nhiều hạt xù xì.

Phân bố, thu hái và chế biến

Bèo cái được trồng ở khắp các nơi có hồ ao ở nước ta, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác như miền Hoa Nam, Hoa đông (Trung Quốc), Malaixia, Philipin, Lào, Campuchia.

Người ta dùng toàn cây, có thể hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hạ là mùa cây có hoa. Thường dùng tuơi. Không phải chế biến gì đặc biệt, Có khi phơi khô.

Thành phần hóa học

  • Bèo cái đã được nhiều người nghiên cứu. Theo báo cáo của Sở nghiên cứu khoa học nông nghiệp Hoa Trung thì trong bèo cái có nước 93,13%, chất khô 6,87%, chất hữu cơ 5,09%, chất protit thô 0,63%, chất béo thô 0,29%, xenluloza 1,24%, chất không chứa nitơ 2,93%, tro 1,78%, phospho 0,185%.
  • Theo Watt, trong tro của bèo cái có chứa tới 15% kali clorua và 25% kali sunfat. Toàn cây có một chất gây ngứa tan trong nước. Chưa xác định được.

Công dụng và liều dùng

  • Bèo cái là một vị thuốc còn được dùng trong phạm vi nhân dân.
  • Thường dùng ngoài (nước sắc) để rửa mụn nhọt nơi mẩn ngứa, dùng uống trong chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, ho, hen, xuyễn, thống kinh nguyệt, lợi tiểu tiện.
  • Dùng ngoài không kể liều lượng. Dùng trong: Ngày có thể dùng 50-100g bèo cái tươi. Có thể tăng lên tới 200g tươi.

Những đơn thuốc dùng bèo cái trong nhân dân

Dùng chữa eczêma:

Số lượng bèo cái tùy theo nơi chữa to hay nhỏ, đem về rửa sạch bằng nước thường 3-4 lần, thêm ít muối giã nát, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ bị eczêma. Thường chỉ đắp một hai lần chỗ mẩn không chảy nước nữa và điều trị trong vòng 7-10 hôm là khỏi hẳn. Đồng thời với việc đáp ngoài có thể uống những thang thuốc giải độc có hoa kim ngân, bồ công anh v.v…

Chữa mẩn ngứa:

Bèo cái 50g rửa sạch, sao vàng, sắc với nước uống hằng ngày. Dùng trong 2-3 ngày.

Chữa hen xuyễn:

Bèo cái 100g cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lẫn bằng nước cho thật sạch; cuối cùng có thể rửa một lần bằng nước muối, vẩy cho ráo nước giã nhỏ trong cối, vắt lấy nước, thêm nước lọc vào và xirô chanh cho vừa đủ ngọt và đủ 100ml. Ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần một liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày cơn hen xuyễn đã bớt, uống liên tục trong vòng 2 tháng có khi tới 3 tháng. Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa (Y học thực hành 5-1952: 32).

Chữa mụn rộp loang vòng:

Rửa sạch vết loét bằng nước sắc bèo cái, rắc lên đấy bèo cái đã đốt thành tro.
Ngoài công dụng trên, bèo cái còn được dùng phối hợp với xà phòng để tẩy các vết trên vải, quần áo, chai, nồi có dầu mỡ, ngâm bèo cái vài ngày sẽ rửa. rất chóng sạch.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>