10 November 2022

0 bình luận

Dứa dại

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Dứa dại

Tên tiếng Việt: Dứa dại, Dứa gỗ, Dứa gai, Mạy lạ (Tày), Co nam lụ (Thái), Lâu kìm (Dao)

Tên khoa học: Pandanus tonkinensis Mart. ex B. Stone

Họ: Pandanaceae (Dứa dại)

Công dụng: Thuốc lợi tiểu, tiêu độc. Chữa đái dắt, đái ra máu, phù thũng, sỏi thận (Rễ, nõn sắc uống). Gãy xương (Rễ).

 

 

Mô tả cây

  • Cây nhỏ, cao 1-2m. Thân gỗ phân nhánh, mang nhiều ngấn ngang là những sẹo do lá rụng để lại và những rễ phụ.
  • Lá mọc tập trung ở ngọn thân, cứng, hình dải, dài 0,7-0,8m, rộng 4cm, gốc thành bẹ to, đầu có hình mũi nhọn sắc, mép và gân có gai cứng, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân hay kẽ lá gồm hoa đực và hoa cái hợp thành bông bao bọc trong mo; hoa đực có nhiều nhị, hoa cái có một số lá noãn
  • Quả phức to, có cuống mập, hình trứng hay gần tròn, gồm nhiều quả hạch, khi chín màu vàng.
  • Mùa hoa quả: tháng 2-5.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào và có hoa thơm, nhiều nơi trồng lấy lá dệt chiếu và túi.

Người ta dùng đọt non để ăn, phần trắng và mầm của cuống lá đôi khi cũng được dùng để ăn. Đọt non và rễ còn được dùng làm thuốc. Rễ lấy về (rễ non chưa bám đất tốt hơn) thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.

Bộ phận dùng

Quả, hạt, lá, rễ.

Thành phần hoá học

Cây dứa gỗ rừng chứa physcion, cirsilincol, acid palmitic, acid stearic, triacetanol – 1, β – sitosterol, stigmasterol, campestrol, daucosterol, β – sitostenon, stigmast – 4 -en – 3,6-dion.

Hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất cho nước thơm. Phần ngoài của hoa, lá bắc chứa tinh dầu trong đó 70% là methyl ether của B – phenyl ethyl alcol.

Hoa nở chứa 0,1 – 0,3% tinh đầu trong đó có alcol benzylic, geraniol, linalol, linalyl acetat, bromostyren, phenyl alcol, aldehyd.

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống thiếu vitamin A:

Kiribati là một đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương, nhân dân có biểu hiện thiếu vitamin A rất nặng, trong khi cây dứa gỗ ở đây mọc tốt. Mục đích nghiên cứu này là xác định xem trong quả dứa gỗ có các chất thay thế vitamin A nhằm vận động nhân dân trồng và ăn quả dứa gỗ để chống các bệnh do thiếu vitamin A.

Kết quả phân tích cho thấy quả dứa gỗ có β – caroten, α – caroten, β – cryptoxanthin, lutein, zeaxanthin, lycopen và các carotenoid, trong đó hàm lượng carotenoid là tiền vitamin A có tỷ lệ khá, có mẫu lên tới 19 mg β – caroten/100g.

Những quả có màu vàng da cam càng đậm thì tỷ lệ β – caroten càng cao.

Thoái hoá thần kinh do lá dứa gỗ:

Hàm lượng mangan trong mô lá dứa gỗ là rất cao, có thể đạt 10mg trong 1g mô lá khô (1%). Do vậy khi sử dụng lâu dài có thể gây hiện tượng ngộ độc , thoái hóa thần kinh.

Tính vị, công năng

  • Quả dứa gỗ có vị ngọt, nhạt, tính mát, có công năng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, lợi tiểu.
  • Lá dứa gỗ có vị đắng, cay, thơm, chứa tinh dầu: có công năng kích thích và sát trùng.
  • Rễ cửa gỗ có công năng thanh nhiệt, hạ sốt, làm long đờm, lợi tiểu.
  • Cụm hoa đực cây dừa gỗ có công năng trợ tim.

Sách “Tân hoa bản thảo cương yếu” ghi: Rễ dứa gỗ vị ngọt, nhạt, tính mát, có công năng phát hãn, giải nhiệt, lợi thuỷ, hoá thấp. Hoa cây dứa gỗ vị ngọt, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, lợi thuỷ, khu thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả [TDTH, 1998, IV: 123]. Quả hạch dứa gỗ, vị ngọt, tính bình, hơi mát; có công năng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu [TDTH, 1997, III: 1570].

Công dụng

Rễ dứa gỗ được dùng trị cảm mạo, sốt, viêm thận, thuỷ thũng, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm kết mạc mắt. Liều dùng mỗi lần 15 – 30g dạng thuốc sắc.

Rễ chùm của cây dứa gỗ, rửa sạch, sao vàng, sắc uống để chữa mất ngủ, nhức đầu. Đọt non và rễ (rễ chưa bám đến đất được cho là tốt hơn) được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu, chữa đái rắt, sỏi tiết niệu. Còn dùng đắp để chữa lòi dom, Liều dùng 6 – 10g rễ, đọt non dùng 15 – 20g sắc uống. Dùng ngoài lấy lượng vừa đủ.

Quả dứa gỗ được dùng chữa lỵ và ho, Liều dùng 30 – 90g tươi sắc lấy nước uống. Hạt có thể ăn được và được dùng trị viêm tinh hoàn, chữa trĩ. Ngày 20 – 40g sắc nước uống.

Cùi quả, nếu nấu kỹ để loại bỏ các tinh thể calci oxalat, có thể dùng để ăn. Chồi non ở ngọn được dùng làm rau ăn như nõn dừa. Phần gốc trắng và mềm của lá dứa gỗ cũng ăn được.

Tinh dầu từ hoa và lá bắc được dùng trong công nghiệp mỹ phẩm. Xoa vào thái dương và mũi để trị nhức đầu, N041 vào chỗ đau nhức đề chữa thấp khớp.

Bài thuốc có dứa gỗ

  1. Chữa khó đại, đái rắt, lợi tiểu: Dùng rễ dứa gỗ và rễ dứa, mỗi vị 20 – 40g, sắc lấy nước uống.
  2. Chữa nước tiểu vàng, đường tiểu tiện thông: Rễ dứa gỗ, rau dừa nước, mỗi vị 15g, râu ngô 10g, vỏ quýt 5g. Đổ 500 ml nước, sắc còn 150ml, ngày uống 1 thang (Kinh nghiệm ở An Giang).
  3. Chữa phù thũng, cổ trướng: Rễ dứa gỗ 40g, rễ cỏ xước, cỏ lưỡi mèo (Elephantopus scaber L.), mỗi vị 20 – 30g, sắc uống, ngày 1 thang.
  4. Để dễ tiêu hoá, mau phục hồi sức khỏe, bổ dưỡng cho phụ nữ sau khi đẻ: Rễ dứa gỗ, vỏ cây chòi mòi Antidesma ghaesembilla Gaertn., mỗi vị 40 – 60g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.
  5. Chữa viêm thận, phù thũng: Rễ dứa gỗ 30 – 60g nấu với thịt lợn nạc rồi ăn (kinh nghiệm ở Trung Quốc).
  6. Chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu: Hạt dứa gỗ 10g, hạt chuối hột 10g, kim tiền thảo 15g, thân rễ (củ) cây cỏ ống Panicum repens L. 10g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang (kinh nghiệm ở An Giang).

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>