10 November 2022

0 bình luận

Dọt sành

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Dọt sành

Tên tiếng Việt: Dọt sành lông trắng, Dọt sành

Tên khoa học: Pavetta indica L.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

Công dụng: Cả cây dùng chữa phong tê thấp.

 

Dọt sành hay còn gọi là Thanh táo rừng, Bã mía, Kho sơm kao (Tày) , có tên khoa học là: Pavetta indica L. Rễ dọt sành dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, khai vị. Rễ đào về rửa sạch, tách lấy vỏ rễ, phơi hoặc sấy khô.

Mô tả cây

  • Cây nhỏ mảnh, cao khoảng 3m hay cây gỗ nhỏ, có cành mọc đối với nhánh non mảnh, nhẵn, có lông bột hay lông mềm. Lá mọc đối, có hình dạng thay đổi, hình trái xoan thuôn, dài 6-23cm, rộng 2-7cm, nhẵn, có lông bột hay lông mềm ở mặt dưới. Hoa trắng, thành xim ở ngọn, có khi thành chuỳ, ngắn hơn lá; lá bắc dạng màng, rộng, dạng đấu, tồn tại. Quả dạng quả mọng, hình cầu, đường kính 4-5mm, có 2 ô, mang một đầu nhuỵ tồn tại dạng vòng, khi chín ăn được, có 2 hạt màu nâu đen. Hạt 1 trong mỗi ô, màu nâu đen đen, phẳng hay lõm ở trong, lồi trên mặt lưng.
  • Mùa hoa quả: tháng 8-12

Phân bố, sinh thái

  • Có nhiều thứ khác nhau phân bố khắp nước ta, mọc dọc theo các suối ở rừng thứ sinh sau nương rẫy, gặp trong rừng đất sét ở Hoà Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phú. Còn phân bố ở Ấn Độ, Malaixia, Trung Quốc, Úc châu.
  • Cây ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc dưới tán rừng cây lá rộng thường xanh. Ở vùng trung du, có thể gặp dọt sành trong các quần thể cây bụi dọc theo bờ suối. Độ cao thay đổi từ vài chục đến hơn 1000m. Cây ra hoa quả nhiều và tái sinh bằng hạt. Trồng được bằng cây con và bằng hạt.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, gỗ.

Thành phần hoá học

Vỏ rễ chứa một glucosid đắng và thơm.

Tác dụng dược lý

Theo tài liệu nước ngoài, rễ dọt sành có tác dụng tẩy, lợi tiểu.

Tính vị, công năng

Rễ đắng, ngọt, đun sôi với nước cho mùi thơm dễ chịu, có tác dụng khai vị lợi tiểu. Lá tiêu viêm, sát trùng.

Công dụng

  • Ở Việt Nam, gỗ chẻ mỏng nấu nước như Chè, dùng chữa tê thấp. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ nấu uống khai vị và trị tắc nghẽn ruột và cũng như ở Philippin, người ta nghiền vỏ rễ, rồi lẫn với Gừng và nước cơm, dùng chữa thuỷ thũng và làm thuốc lợi tiểu. Ở Malaixia, người ta dùng đắp trị ghẻ. Lá dùng làm cao dán trị mụn nhọt. Nước sắc lá để nguội qua đêm, trong sương dùng làm thuốc xức rửa trị loét mũi. Nước sắc lá, cũng dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh và cũng dùng trị sốt. Lá nấu với nước dưới dạng thuốc chườm nóng, dùng để làm dịu các cơn đau do bệnh trĩ. Quả ngâm giấm được dùng làm gia vị.
  • Rễ dọt sành dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, khai vị. Rễ đào về rửa sạch, tách lấy vỏ rễ, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng lấy 100-200g sao qua, tán nhỏ, ngâm với 500ml rượu 35 độ, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml. Có thể thêm đường cho dễ uống vì vỏ rễ có vị đắng.
  • Lá dọt sành loại bánh tẻ, rửa sạch, giã nát, đắp ngoài chữa mụn nhọt, hoặc ép lá lấy nước, bôi chữa vết bỏng do cơn giời leo. Nước sắc của lá đem tắm chữa ghẻ.

Ghi chú: Thứ Giọt sành lông trắng – Pavetta indica L. var. canescens Pit., gặp nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, cũng được dùng chữa tê thấp.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>