10 November 2022

0 bình luận

Cây thàu táu

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Cây thàu táu

Tên tiếng Việt: Ngăm, Thàu táu đài nhỏ, Tai nghé biệt chu, Thàu táu gốc khác, Móp, Mót, Mương, Ngom, Thâm ngâm

Tên khoa học: Aporosa dioica (Roxb.) Muell.-Arg.

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Công dụng: chữa ho và cầm máu vết thương

 

 

 

 

Cây thàu táu 1

Mô tả

  • Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, cao 2-11m; các cành non có lông sớm rụng, màu xám nhạt.
  • Lá có phiến bầu dục, hình trứng ngược hay có khi hình mũi mác, dài 6-15cm, rộng 2-6,5cm, đầu tù, gốc nhọn, mép có răng thưa ở 1/2 trên; gân phụ 5-7 cặp, cuống dài 0,5-1cm, ít lông.
  • Cây có hoa khác gốc. Bông đực dài 1,5-2cm; nhị 3. Hoa cái thành bông ngắn hay xim co ở nách; bầu có lông, vòi nhụy 2.
  • Quả nang xoan, cao tới 13mm, rộng 8mm, màu nâu; hạt 1-2, dài 8-9mm.
  • Ra hoa tháng 4-7.

Bộ phận dùng

Vỏ, rễ, lá – Cortex, Radix et Folium Aporusae Dioicae.

Nơi sống và thu hái

Loài của Á châu nhiệt đới, thường mọc trong các rừng thưa, trên đồi, trảng cây bụi ở Hà Giang, Vĩnh Phú, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ninh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Quả ăn được.
  • Ở Campuchia, vỏ Thàu Táu dùng làm thuốc chữa sâu răng. Rễ cây, phối hợp với các vị thuốc khác dùng trị các bệnh xẩy ra sau khi sinh.
  • Ở Vân Nam (Trung Quốc) lá tươi dùng trị sang ung thũng độc.
  • Dân gian cũng dùng các bộ phận của cây chữa ho lao và cầm máu vết thương.

 

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>