6 March 2023

0 bình luận

Bài thuốc trị bệnh Thần kinh suy nhược

6 March 2023

Tác giả: thuc

bài thuốc thần kinh suy nhược, chữa thần kinh suy nhược, mẹo chữa thần kinh suy nhược, rối loạn thần kinh suy nhược cơ thể, thần kinh suy nhược, thần kinh suy nhược nên ăn gì, thần kinh suy nhược nên uống thuốc gì, thuốc thần kinh suy nhược, triệu chứng thần kinh suy nhược, điều trị thần kinh suy nhược

5
(2)

Suy nhược thần kinh là một hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Bệnh suy nhược thần kinh được xác định là do căn nguyên tâm lý gây nên (có tác giả gọi là bệnh tâm căn suy nhược). Căn nguyên tâm lý (chấn thương tâm thần, stress) rất đa dạng, là những căng thẳng tâm lý cấp tính hay mạn tính kéo dài như những tổn thất về người và của đột ngột, những mâu thuẫn kéo dài trong gia đình và trong công tác hay lao động trí óc căng thẳng kéo dài, tham vọng không thành…

Ngoài bệnh suy nhược thần kinh, trong thực hành lâm sàng còn gặp hội chứng suy nhược thần kinh sau các bệnh thực thể như: chấn thương sọ não, vữa xơ động mạch não, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh lý dạ dày tá tràng, tăng huyết áp, nội tiết (đái tháo đường, Basedow…) và sau một số bệnh nhiễm khuẩn…

suy nhược thần kinh
suy nhược thần kinh

Triệu chứng của suy nhược thần kinh

Biểu hiện lâm sàng suy nhược thần kinh chủ yếu là các triệu chứng chủ quan của người bệnh xuất hiện sau những chấn thương tâm lý và một số bệnh nội khoa. Các dấu hiệu sớm thường là nhanh mệt mỏi, khó tập trung vào công việc, ăn kém ngon, ngủ không sâu giấc.

Đến giai đoạn điển hình có các triệu chứng sau:

Bệnh nhân thường kêu ca phàn nàn, mệt mỏi, dai dẳng tăng lên sau một cố gắng trí óc hoặc một cố gắng tối thiểu về thể lực. Tự nhiên đau mỏi cơ bắp, khả năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả thấp.

Bệnh nhân kém kiên nhẫn, không chịu nổi khi phải chờ đợi, dễ kích thích, nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Khi có ý định làm việc gì bệnh nhân muốn nôn nóng làm ngay nhưng khó làm, lại mau chán, mệt mỏi hay bỏ cuộc.

Bệnh nhân dễ xúc động, mủi lòng, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc giảm.

Đau đầu: bệnh nhân đau âm ỉ lan tỏa toàn bộ đầu, có cảm giác như đội mũ, thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm theo chóng mặt, choáng váng.

Mất ngủ: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không say, hay có mộng, dễ đánh thức và khó ngủ lại, đôi khi mất ngủ trắng đêm, nếu mất ngủ kéo dài thấy quầng mắt bị thâm, sáng dậy bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngáp vặt.

Giảm trí nhớ: bệnh nhân giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa nhưng đặc biệt là trí nhớ gần, học hành sút kém và khó tiếp thu cái mới.

Rối loạn thần kinh thực vật như hay hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, khó thở, toát mồ hôi, có từng cơn nóng bừng hay lạnh toát, run chân tay, run mi mắt, giảm hoạt động tình dục, di mộng tinh ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Các triệu chứng trên kéo dài có tính dai dẳng, hay tái phát, nghỉ ngơi thư giãn hồi phục ít hay không hồi phục.

Nếu là hội chứng suy nhược thần kinh bệnh nhân còn thấy biểu hiện bệnh lý ở các cơ quan như gan, dạ dày, thần kinh, tim mạch…

BÀI THUỐC TRỊ BỆNH SUY NHƯỢC THẦN KINH

1. THỦ Ô TY TỬ HOÀN

Hà thủ ô đỏ chế (sao vàng) 260g

Thỏ ty tử (sao qua)260g

Cám gạo nếp mịn (sao vàng) 260g

Đậu đen (sao cháy 6/10) 80g

Ngải cứu (khỏ)80g

Thực dièm (rang khô) 50g

Lộc giác sương (sao vàng) 260g

Kê nội kim (tẩm giấm sao) 50g

Mộc nhĩ (tẩm giấm sấy khô) 50g

Liên nhục (bỏ tim sao giòn) 130g

Lòng đỏ trứng gà (luộc chín) 10 quả

Kẹo mạch nha 520g

Mật mía 520g

Chủ trị:

Thần kinh suy nhược, kém ân, kém ngủ, mỏi mệt, hư lao, thiếu máu, di mộng hoạt tinh.

Cách dùng, liều lượng:

Tất cả các vị đã sao chế tán bột mịn, luyện với kẹo mạch nha và mật mía đã cô thành châu, làm hoàn bằng hạt ngô.

Mỗi lần uống 20 hoàn, ngày uống 2 lần với nước chín.

Kiêng kỵ:

Kiêng các thứ cay nóng và rau thơm.

2. KHUNG CHỈ THẢO QUYẾT TÁO NHÂN THANG

Xuyên khung 12g

Bạch chỉ 12g

Thảo quyết minh (sao thơm) 12g

Táo nhàn (sao cháy) 12g

Trinh nữ tử (sao thơm) 12g

Lạc tiên (khô) 12g

Vừng đen (rang khô bỏ vỏ) 20g

Tang diệp (khô) 8g

Lá Vông(khô) 8g

Bình vôi 8g

Chủ trị:

Suy nhược thần kinh: Đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt (đơn thuần).

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần (sáng, tối) trong ngày.

Ngày uống một thang.

3. TIÊU DAO THANG GIA VỊ

Phục linh 8g

Đương quy 8g

Bạch thược (sao) 8g

Bạch truật (sao) 8g

Sài hồ 8g

Táo nhân (sao) 8g

Hương phụ 8g

Đơn bì 4g

Uất kim (Nghệ vàng) 4g

Chi tử 4g

Xuyên khung 4g

Bạc hà 4g

Thục địa 12g

Cam thảo 2g

Chủ trị:

Suy nhựơc thần kinh: ít ngủ, mệt mỏi, ăm kém, rêu lưỡi trắng, mạch phù sác.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 100ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.

Ngày uống 1 thang.

4. QUY TỲ THANG GIA GIẢM

Đảng sâm 8g

Bạch truật 8g

Long nhãn 8g

Táo nhân 8g

Hắc đậu 12g

Phục thần 8g

Mộc hương (tán bột để riêng) 4g

Ý dĩ 8g

Viễn chí 8g

Liên nhục 8g

Hoàng kỳ 8g

Đương quy 8g

Kỷ tử 8g

Đại táo 2 quả

Chủ trị:

Thần kinh suy nhược lâu ngày, ăn ngủ kém, hốt hoảng, người mệt mỏi, mắt thâm quầng,. lưỡi trắng, mạch hoãn.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc cho bột Mộc hương vào quấy đểu. Chia uống 2 lần trong ngày.

Ngày uống 1 thang.

5. AN THẦN CỐ TÍNH THANG

Thục địa 12g

Hoài sơn 8g

Sơn thù 8g

Trạch tả 4g

Phục linh 8g

Đơn bì 4g

Phụ tử chế 8g

Nhục quế (tán bột gói riêng) 4g

Táo nhân 12g

Viễn chí 8g

Kim anh tử 8g

Khiêm thực 8g

Ba kích 8g

Thỏ ty tử 8g

Kỷ tử 8g

Nhục thung dung 12g

Phúc bồn tử 12g

Đỗ trọng 12g

Đại táo 2 quả

Chủ trị:

Thần kinh suy nhược có biểu hiện: sắc mặt trắng, lưng, gối yếu mỏi, di tinh, liệt dương, chân tay lạnh, người sợ lạnh, ít ngủ, đi tiểu nhiều lần nước tiểu trong, lưỡi trắng nhợt, mạch trầm tế vò lực.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc cho bột Nhục quế vào quấy đều, chia uống 2 lần trong ngày.

Ngày uống 1 thang.

6. THUỶ LỤC NHỊ TIỀN ĐƠN

Kim anh tử (bỏ hột, lông) 500g

Khiếm thực 500g

Mật ong đủ làm hoàn

Chủ trị:

Thần kinh suy nhược, lưng đau gối mỏi, đàn òng di mộng, hoạt tinh, phụ nữ bạch đới, đại tiện thường loãng.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị phơi sấy khô ở nhiệt độ 50°C, tán bột mịn cho vào Mật ong đã cố thành châu luyện kỹ làm hoàn. Mỗi hoàn 12g.

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 hoàn, uống vỏi nưâc chín nguội.

Kiêng kỵ:

Kiêng ăn các thứ cay, nóng.

7. QUY TỲ GIA THỤC ĐỊA THANG

Đảng sâm 15g

Bạch linh 12g

Viễn chí 10g

Mộc hương 4g

Táo nhân (sao đen) 12g

Bạch truật (sao) 15g

Bạch thược 12g

Hoàng kỳ 15g

Cam thảo chích 4g

Đại táo 10g

Long nhăn 10g

Đương quy 15g

Thục địa (sao khỏe) 20g

Ngũ vị tử 2g

Chủ trị:

Suy nhược thần kinh. Tinh thần mệt mỏi, sắc da xanh, miệng khô, người gầy, mi mắt thâm quầng, tiếng nói nhỏ, hơi thở yếu. Đầu đau ê ẩm, mắt hoa choáng, ngủ ít, ăn ít chậm tiêu ợ hơi, đại tiện loãng thỉnh thoảng có máu tươi lẫn lộn, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch trẩm huyền, hoãn yếu.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.

Ngày uống 1 thang.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

(Sưu tầm)

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 2

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

“Thập nhân cửu trĩ” – phổ biến là vậy nhưng thực tế rất nhiều người bệnh âm thầm chịu đựng căn bệnh “khó nói” này. Sự thật bệnh trĩ là bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ
>