Bạch đầu ông
Tên khác: Nụ áo tím, bạc đầu nấu, dạ khiến ngưu.
Tên khoa học: Vernonia cinerea (L.) Less.
Tên đồng nghĩa: Conyza cinerea L.
Họ: Cúc (Asteraceae)
Công dụng: Lá được dùng để chữa cảm sốt, sốt rét; rễ cây được dùng chữa lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày; toàn cây chữa viêm gan, vàng da, suy nhược thần kinh.
Mô tả
- Cây thảo, rất đa dạng, cao 0,2 – 0,8m, sống lâu năm. Thân hình trụ, mọc thẳng, có khía dọc và lông mềm áp sát.
- Lá mọc so le, hình mác hoặc hình quả trám, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên hoặc có răng cưa nhỏ.
- Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành ngù gồm nhiều đầu (khoảng 15 – 20 cái); lá bắc có lông, đầu có mũi nhọn mảnh, xếp thành 3 hàng; hoa màu hồng hay đỏ, thùy thuôn hình chỉ, bao phấn có tai rất ngắn, mào lông màu trắng hay vàng nhạt, dài ngắn không đều.
- Quả bế, có lông dày.
- Mùa hoa quả: tháng 4 – 5.
Phân bố, sinh thái
Chi Vernonia Chreb, ở Việt Nam hiện đã biết có 23 loài (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2005), trong đó có loài bạch đầu ông kể trên.
Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác gần như khắp các địa phương, ngoại trừ vùng núi cao khoảng 1.500m trở lên. Loài này cũng phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia thuộc vùng Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á cho đến tận vùng Đông Phi và Australia.
Bạch đầu ông là loại cây thảo thường sống 1 năm. Cây mọc rải rác hay thành đám nhỏ trên đất ẩm ở vườn, các bãi đất hoang quanh làng, vên đường đi và trên nương rẫy. Hàng năm, cây con mọc từ hạt quan sát được từ tháng 3 – 6; sau 3-4 tháng sinh trưởng phát triển sẽ ra hoa quả và tàn lụi vào mùa thu hoặc đầu mùa đông.
Thành phần hoá học
Trong rễ bạch đầu ông người ta đã chiết xuất và xác định cấu trúc các hợp chất terpenoid như 3β acetoxy urs. 19 en, lupeol acetat [Planta medica 1993, 59, 458]; các hợp chất khác như β anyrin acetat, β anyrin benzoat, lupeol và muối acetat, β sitosterol, stigmasterol và α spinasterol [J. indian chem. soc – 1962, 39, 749]; các sesquiterpen lacton [Aun cheA, southeara HOUT christophe LONG… chem. pharm bull 54(10), 2006, 1437 – 1439).
Tác dụng dược lý
Tác dụng trên hồi tràng chuột lang cô lập
Dung dịch cao khô bạch đầu ông hoà với nước, khi nhỏ vào bình nuôi hồi tràng cô lập, gây ức chế sự tăng co bóp do acetylcholin so với lô không nhỏ dung dịch cao vào bình nuôi, trước khi nhỏ acetylcholin [Dhar, 1968: 232].
Tác dụng chống ung thư
Gây u báng cho chuột nhắt trắng bằng cách tiêm phúc mạc dịch chứa tế bào ung thư Sarcoma – 180. Lô dùng cho chuột cao bạch đầu ông ức chế sự phát triển u báng So với lô không dùng cho [Dhar, 1968: 2321.
Tác dụng lợi tiểu
Cao khô toàn cây bạch đầu ông chiết bằng methanol có tác dụng lợi tiểu, thử trên chuột cống trăng với các liều 300mg, 700mg vì 1000 11g/kg.
Hoạt tính là ở phần tan trong nước của cao. Dịch chiết nước có tác dụng lợi tiểu ngay ở liều 300 mg/kg. Phân tích thành phần trong nước có tác dụng lợi tiểu, đã xác định được tanin, đường, flavonoid và glycosid (De Padua, 1999; 493]
Tác dụng trên tim mạch của Vernonin
Vernonin là một saponin triterpenoid chiết từ bạch đầu ông làm hạ huyết áp ở chở khi tiêm tĩnh mạch. Mặt khác, vernonin có tác dụng trên tim giống như digitalin, nhưng ít độc hơn [de Padua, 1999: 4931]
Tác dụng giảm đau
Cao chiết bằng cloroform, methanol và bằng ether từ lá cây bạch đầu ông với liều 100, 200 và 400 mg/kg tiêm phúc mạc làm giảm số lần quặn đau trên mô hình gây đau bằng cách tiêm phúc mạc dung dịch loãng acid acetic cho chuột nhắt trắng.
Tác dụng chống viêm cấp
Cao chiết bằng methanol của toàn cây bạch đầu ông đã được thử tác dụng chống viêm cấp tính trên mô hình gây phủ bàn chân chuột bằng carragenin, histamin và serotonin. Cao methanol với liều uống là 250 và 500 mg/kg ức chế phù có ý nghĩa với P < 0,001 đối với tất cả 3 tác nhân gây viêm [Mazunder et al., 2003: 185].
Tính vị, công năng
Bạch đầu ông vị đắng, ngọt, tính mát, có công năng khu phong, thoái nhiệt, lương huyết, thanh can, giải độc, an thần.
Công dụng
Lá và ngọn non bạch đầu ông còn được dùng làm rau ăn.
Lá được dùng để chữa cảm sốt, sốt rét; rễ cây được dùng chữa lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày; toàn cây chữa viêm gan, vàng da, suy nhược thần kinh. Ngày dùng 15 – 30g sắc nước uống.
Dùng ngoài, lấy lá rửa sạch, giã nát, đắp để chữa mụn nhọt, đầu đinh, hắc lào, chàm, rắn cắn và các bệnh gây lở loét ngoài da khác. Có thể dùng cành và lá, chặt nhỏ, nấu nước, rửa.
- Ở Indonesia, rễ bạch đầu ông được dùng chữa ho, thấp khớp, co thắt dạ dày, đau bụng giải độc nọc rắn: toàn cây chữa chóng mặt.
- Ở Thái Lan, lá được dùng để chữa hen và viêm phế quản
- Ở Trung Quốc, bạch đầu ông được dùng chữa cảm sốt, ho, suy nhược thần kinh, mất ngủ, trẻ con đái dầm, ngoài ra, khi bị viêm tuyến vú, lơ nhọt, chấn thương do đòn ngã. Lấy cây tươi, rửa sạch, giã nát đắp lên [Lê Quý Ngưu, 1995: 95).
Bài thuốc có bạch đầu ông
1. Chữa số mũi, ho, sốt
Lá bạch đầu ông, lá ngũ trảo (Vitex Pegundo L.), rễ bồ hòn, lá gừa (Ficus microcarpa L.f.), mỗi vị 15g khô, sắc nước uống.
2. Chữa suy nhược thần kinh
Bạch đầu ông toàn cây, hy thiêm (toàn cây bỏ rễ) mỗi vị 15g; chua me đất, rau bợ nước toàn cây mỗi vị 12g; ích chí nhân 6g; mỗi ngày một thang.
3. Tăng huyết áp
Bạch đầu ông, chua me đất, hy thiêm, mỗi vị 15g sắc uống ngày một thang.
4. Chữa các bệnh ngoài da (mụn nhọt, lở ngứa, vẩy nến)
Lá cât tươi rửa sạch, giã nát, trộn với nước vôi rồi đắp lên chỗ bị bệnh.