Bách thảo sương
Tên tiếng Việt: nhọ nồi, oa đề khôi, nhọ nồi, bách thảo sương
Tên khoa học: Pulvis Fumicarbonisatus
Họ:
Công dụng: chữa chảy máu cam, chảy máu chân răng, tả lỵ, động thai
Hình ảnh nhọ nồi
Tính chất
Nhọ nồi phải màu đen mịn, nhẹ, không có mùi vị gì khó chịu là tốt
Thành phần hóa học
Chủ yếu là cacbon
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ: Bách thảo sương vị cay, tính ôn, vào hai kinh tâm và phế. Có tác dụng cầm máu, giúp sự tiêu hoá và giải độc. Dùng chữa chảy máu cam, chảy máu chân răng, tả lỵ, động thai. Ngày dùng 6-12g. Đơn thuốc có bách thảo sương dùng trong nhân dân
- Chữa chảy máu chân răng: Dùng bách thảo sương bôi vào
- Chữa chốc đầu: Dùng bách thảo sương trộn với mỡ lợn bôi vào nơi chốc đã rửa sạch
- Chữa tả lỵ: Bách thảo sương uống với nước cháo nóng, ngày 2 lần, mỗi lần uống 8g
- Chữa chảy máu cam: Tán bạch thảo sương thổi vào mũi
- Trị thai động ra máu hoặc thai chết lưu: Bách thảo sương 6g, Tông lư hội 3g, Phục long can 15g, tán bột, mỗi lần uống 3-6g với nước hay rượu trộn nước tiểu trẻ con (Bút Phong Tạp Hứng).
- Trị ngủ có cảm giác như bị cây đè có khi bất tỉnh đột ngột: Bách thảo sương 6g, trộn nước cho uống, đồng thời thổi bột vào mũi (Thiên Kim Phương).